Trung tâm Thuốc dân tộc chú trọng đầu tư quy hoạch vùng dược liệu
Để đảm bảo nhu cầu khám chữa bệnh, cung cấp tới người bệnh những bài thuốc có chất lượng tốt nhất, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc đã đầu tư quy hoạch và phát triển nhiều vùng dược liệu, đáp ứng đủ hơn 60% dược liệu thô cần thiết cho bào chế thuốc.
Chủ động về nguồn dược liệu để bào chế thuốc chất lượng
Việt Nam có tiềm năng phát triển dược liệu rất lớn. Đó là bởi nhu cầu sử dụng thuốc đông y để chữa bệnh ngày càng tăng cao, nước ta lại có rất nhiều vùng thổ nhưỡng phù hợp để nuôi trồng cây thuốc. Nhưng có một nghịch lý đó là hiện nay chúng ta mới chỉ chủ động được 25% nhu cầu, còn lại phải phụ thuốc vào nguồn nhập khẩu.
Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc sử dụng dược liệu sạch trong điều trị
Trong khi đó, theo thống kê trong vài năm trở lại đây, thị trường thuốc đông dược trở nên sôi động hơn bao giờ hết nhưng cũng kèm theo đó là sự lộn xộn, bát nháo bởi gần một nửa dược liệu là hàng giả, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, đặc biệt còn rất loại dược liệu đã bị rút hết dược chất sau đó được thương lái mua lại, trộn với các loại hương liệu hóa học, phơi khô và bán vào thị trường Việt Nam. Rất nhiều cơ sở khám chữa bệnh “chui” sử dụng những loại dược liệu này và người bệnh nếu không may uống phải chúng không những “tiền mất tật mang” mà còn có nguy cơ bị thêm những bệnh lý khác nghiêm trọng hơn.
Hiểu rõ được điều này, ngay từ giai đoạn đầu thành lập, Ban lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu & Ứng dụng Thuốc dân tộc đã quyết định đầu tư nhiều dự án vùng nuôi trồng dược liệu song song với phát triển dịch vụ khám chữa bệnh. Điều này giúp Trung tâm luôn chủ động nguồn dược liệu, và hơn hết là cung cấp tới bệnh nhân những sản phẩm thuốc chất lượng, có tác dụng trị bệnh cao nhất.
Chú trọng quy hoạch và phát triển nhiều vùng trồng dược liệu
Sau nhiều năm chú trọng đầu tư, hiện nay Trung tâm đã xây dựng và liên kết phát triển được nhiều vùng trồng cây dược liệu tại các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Vĩnh Phúc…với hơn 150 loại cây dược liệu khác nhau, đáp ứng hơn 60% nhu cầu dược liệu thô cần thiết (số còn lại Trung tâm nhập trực tiếp từ Công ty cổ phần Dược Trung ương Mediplantext luôn cam kết đảm bảo chất lượng dược liệu tốt nhất. Tất cả các vùng trồng dược liệu đều tuân thủ theo sạch và chuẩn hoá theo tiêu chuẩn GACP-WTO.
Chú trọng nuôi trồng dược liệu là định hướng phát triển lâu dài của Trung tâm
Tại mỗi vùng dược liệu, dựa vào đặc điểm, khí hậu, thổ nhưỡng…Trung tâm sẽ phối hợp cùng bà con địa phương để nuôi trồng các loại cây dược liệu phù hợp.
- Tại Văn Đức, Chí Linh, Hải Dương (3ha): Diếp cá, cỏ nhọ nồi,kinh giới, cây xấu hổ,bạc hà,bồ công anh, cát căn, sài đất,nhân trần, đơn đỏ …
- Tại Tân Dân, Chí Linh, Hải Dương (2ha): Sài đất, nhân trần, hồng hoa, tang bạch bì, kim ngân hoa…
- Tại Nghĩa Trai, Văn Lâm, Hưng Yên (2ha): Hoắc hương, tía tô, cúc hoa, mã đề, hương nhu, nghệ đỏ…
- Tại Tam Quan, Tam Đảo, Vĩnh Phúc (5ha): Trà hoa vàng, giảo cổ lam, ba kích, tam thất, cà gai leo, đinh lăng, hoàng ằng, cốt toái bổ…
Kim ngân hoa trong khu dược liệu tại Văn Đức, Chí Linh, Hải Dương
Ngoài ra, Trung tâm đang tiếp tục cho triển khai nhiều đề án quy hoạch khu nuôi trồng dược liệu tại các tỉnh Nam Định, Thái Bình giai đoạn 2015-2025.
Phối hợp cùng địa phương trong từng dự án quy hoạch vùng dược liệu, ngoài những chính sách hợp tác, hỗ trợ giúp bà con nông dân đảm bảo đầu ra với giá ổn định, Trung tâm còn cung cấp giống, vật tư; hỗ trợ kỹ thuật canh tác, trồng và chăm sóc; đồng thời đầu tư cơ sở thu mua và sơ chế dược liệu tại địa phương.
Bên cạnh chủ động cung ứng nguồn dược liệu cho khám chữa bệnh của Trung tâm, việc phát triển cây dược liệu của Trung tâm trên địa bàn địa phương các nơi còn góp phần bảo tồn những loại cây thuốc quý, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát huy được thế mạnh về thổ nhưỡng, khí hậu, tạo công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân. Đây cũng là định hướng phát triển bền vững mà nhà nước và các bộ, ngành Y tế, Nông nghiệp khuyến khích thực hiện.
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!