Thảo Quả - Trung Tâm Dược Liệu Vietfarm

Thảo quả là một loại dược liệu có mùi thơm, theo Đông y, có những tác dụng như ráo thấp, ấm bụng, tiêu tích, trừ đờm, trục hàn,… Người ta thường dùng thảo quả, sắc với một số vị thuốc khác để chữa chứng sốt rét, đau bụng, rối loạn tiêu hóa,…

Theo quan niệm của Đông y, thảo quả là một vị thuốc có tác dụng ấm bụng, trừ đờm, ráo thấp,...
Theo quan niệm của Đông y, thảo quả là một vị thuốc có tác dụng ấm bụng, trừ đờm, ráo thấp,…

1. Tên gọi, phân nhóm

Tên gọi khác: may mac hâu, may hâu, tò ho, đò ho.

Tên khoa học: Amomum tsaoko Crevost et Lem;

Họ: Thuộc họ Gừng (Zingiberaceae).

2. Đặc điểm sinh học

Mô tả

Thảo quả là một loài thực vật có thân mọc cao từ 2,5 đến 3m. Thảo quả có lá mọc so le, mặt lá có màu xanh sẫm, bẹ lá có khía dọc. Có lá có cuống, có lá không có cuống. Phiến lá thường dài từ 60 – 70cm, rộng đến 20cm.

Hoa thảo quả thường mọc ở dưới gốc, hoa sẽ đơm thành cụm hoa, có màu đỏ nhạt. Mỗi bông hoa sẽ cho ra một quả. Quả chín có màu đỏ nâu, có vỏ dầy khoảng 5mm. Quả của cây thảo quả khi giải phẫu thấy chia thành 3 ô. Mỗi ô có từ 7 – 8 hạt nhỏ, có mùi thơm. Áo của hạt có hình tháp.

Phân bố

Thảo quả thường mọc hoang và được trồng ở những quốc gia có khí hậu mát lạnh như Trung Quốc, miền bắc Việt Nam,…

Tại Việt Nam, thảo quả phân bố và có khả năng sinh sống ở những khu vực như Tây Bắc, Hà Giang, Hoàng Liên Sơn,…

Trái thảo quả khi chín có màu đỏ nâu.
Trái thảo quả khi chín có màu đỏ nâu.

3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và cách bảo quản

Bộ phận dùng: quả;

Thu hái: Chọn hái quả chưa chín;

Chế biến: Thường được chế biến thành thuốc và gia vị. Người dùng phơi trái thảo quả sau khi hái về. Sau 3 – 4 ngày, thảo quả sẽ khô lại và ngả sang màu xám nâu nhạt. Khi dùng đến thì bóc lớp vỏ bên ngoài, lấy phần hạt bên trong.

Cách bảo quản: Không bóc vỏ thảo quả khi chưa có nhu cầu dùng. Bóc bỏ trước khi dùng quá lâu sẽ làm mất mùi thơm. Bảo quản thảo quả tr

4. Thành phần hóa học

Các thành phần hóa học trong trái thảo quả là: Vitamin C, phospho, khoáng chất đồng, khoáng chất sắt, kẽm, tinh dầu, chất xơ, protein, carbohydrate,…

5. Tác dụng dược lý

Theo Đông y, thảo quả có các tác dụng dược lý như:

  • Tiêu tích;
  • Ấm bụng;
  • Lợi vị giác, giúp ăn ngon;
  • Trừ đờm;
  • Ráo thấp;
  • Trục hàn.

6. Tính vị

Theo Đông y, thảo quả có tính ôn, vị cay, không độc.

Thảo quả chứa nhiều vitamin C, các khoáng chất, tinh dầu, chất xơ,...
Thảo quả chứa nhiều vitamin C, các khoáng chất, tinh dầu, chất xơ,…

7. Quy kinh

Thảo quả được quy vào kinh Tỳ và kinh Vị.

8. Cách dùng và liều dùng

Thảo quả được dùng để làm thuốc. Người dùng có thể dùng riêng thảo quả hoặc kết hợp sắc thảo quả với một số vị thuốc, dược liệu khác.

Liều dùng thường được khuyến cáo từ 3 – 6g. Tuy nhiên, liều dùng cụ thể của thảo quả còn tùy thuộc vào công thức của bài thuốc. Cần dùng đúng liều lượng, không nên lạm dụng, có thể sẽ gây phản tác dụng hoặc gặp phải tác dụng phụ.

9. Bài thuốc

Thảo quả được ứng dụng trong một số bài thuốc Đông y sau:

  • Bài thuốc chữa đau bụng, bụng đầy hơi: 6g thảo quả (đã nướng), 10g hoắc hương đều, 10g hậu phác, 6g thần khúc, 6g bán hạ, 6g thanh bì, 6g cao lương khương, 4g cam thảo, 4g đinh hương, 10g đại táo, 10g sinh khương. Sắc các vị thuốc trên, uống trị đau bụng.
  • Bài thuốc chữa sốt rét: 4g nhân thảo quả, 3 lát sinh khương, 10g thực phụ tử, 3 quả táo đại. Sắc các dược liệu trên, uống trị sốt rét.
  • Bài thuốc chữa miệng hôi: Giã nát 1 trái thảo quả. Ngậm trong miệng, sau đó nuốt dần.
  • Bài thuốc chữa tiêu chảy và sốt rét: Chuẩn bị 10g thảo quả, 10g kha tử, 7 lát gừng sống, 7 quả táo đen. Sắc các vị thuốc trên với 300ml nước. Sắc đến khi còn khoảng 200ml thì ngưng. Mỗi ngày dùng 1 thang thuốc, chia ra thành 3 lần uống trong ngày.
  • Bài thuốc chữa rối loạn tiêu hóa, đau thượng vị: 6g thảo quả (nướng), 10g thương truật, 10g trần bì, 10g hậu phác, 10g sinh khưng, 3 quả đại táo, 4g cam thảo. Sắc các dược liệu, sau đó uống thuốc.
Kết hợp thảo quả với một số vị thuốc khác sẽ cho ra những bài thuốc chữa bệnh hiệu quả.
Kết hợp thảo quả với một số vị thuốc khác sẽ cho ra những bài thuốc chữa bệnh hiệu quả.

10. Lưu ý

Khi dùng thảo quả để chữa bệnh, người bệnh cần chú ý một số điều sau:

  • Bệnh nhân mắc chứng âm huyết hư nên thận trọng khi dùng thảo quả. Thảo quả có thể sẽ làm tổn thương âm huyết.
  • Bệnh nhân cần dùng thuốc đúng với liều lượng bác sĩ chỉ định, không nên lạm dụng, tự ý tăng liều lượng dùng.
  • Trước khi áp dụng các bài thuốc từ thảo quả để trị bệnh, bệnh nhân cần hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
  • Các bài thuốc từ thảo quả có thể sẽ có hiệu quả chậm, gây ra một vài tác dụng phụ hoặc không có tác dụng,… Do đó, người bệnh cần thận trọng đề phòng và phải khai báo ngay với bác sĩ nếu thấy xuất hiện bất kỳ triệu chứng lạ nào.
  • Các bài thuốc từ thảo quả không thể thay thế cho thuốc Tây đặc trị. Do đó, người bệnh không nên tự ý bỏ thuốc Tây khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Hãy nhớ rằng, thuốc Đông y chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh. Hiện nay, nhiều chuyên gia y tế đã khẳng định rằng, kết hợp điều trị giữa Đông y và Tây y sẽ giúp bệnh mau chóng bình phục hơn.

Tóm lại, thảo quả là một loại dược liệu quý hiếm và được ứng dụng nhiều trong Đông y. Tuy nhiên, người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng dùng các bài thuốc chế biến từ thảo quả. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên, tư vấn phương pháp chữa bệnh thay cho bác sĩ chuyên khoa.

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đối tác

Ông Phạm Minh Đức - 0914530xxx
Thanh Trì, Hà Nội
Đặt mua 1 kg Cỏ Ngọt cách đây 1 phút