Ngọc trúc: Công dụng, liều dùng, cách dùng & bài thuốc
Ngọc trúc là tên gọi dược liệu của thân, rễ phơi khô của cây cùng tên. Do lá cây có hình dạng tương tự lá trúc, phần thân, rễ nhăn như ngọc nên được gọi là ngọc trúc. Vị thuốc được dùng nhiều trong trường hợp cơ thể bị hư nhược, ra mồ hôi nhiều, tiểu tiện nhiều lần, di tinh…, có thể dùng độc lập hoặc phối hợp với các nguyên liệu khác để trị bệnh.
Tên gọi, phân nhóm
Tên gọi khác: Ngọc trúc hoàng tinh.
Tên khoa học: Disporopsis aspera (Hua) Engl.
Họ khoa học: họ Hoàng tinh – Convallariaceae.
Đặc điểm dược liệu
Mô tả:
Ngọc trúc là cây cổ sống dai, cao khoảng 40 – 60cm), rễ thân có màu vàng trắng nhạt, mọc ngang, đường kính từ 0.5 – 1.5 cm, thân có nhiều rễ con. Lá Ngọc trúc mọc so le từ thân trở lên, không có cuống, hình trứng, rộng từ 6 – 12 cm, rộng khoảng 3 – 6 cm, mặt dưới có màu trắng nhạt. Hoa ngọc trúc mọc ở kẽ lá, hình chuông. Quả mọng, hình cầu, khi chín có màu đen.
Phân bố:
Cây Ngọc trúc được tìm thấy nhiều ở các quốc gia châu Âu, Đông và Tây châu Á. Hiện nay, nước ta khai thác một số loài ngọc trúc với tên gọi hoàng tinh, bạn cần lưu ý để tránh nhầm lẫn.
Bộ phận dùng, chế biến, bảo quản
Bộ phận dùng:
- Thân rễ (Ngọc trúc)
- Lá (Ngọc diệp trúc).
Thu hoạch:
- Thời điểm thu hái dược liệu phù hợp là mùa thu.
Chế biến:
- Sau khi thu hái, đem phần thân rễ đi rửa sạch, sau đó cắt bỏ phần rễ con, phơi khô (hoặc đồ/ lăn cho mềm rồi phơi khô).
Bảo quản:
- Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nơi ẩm thấp.
Thành phần hóa học
Phần thân – rễ cây ngọc trúc có chứa các thành phần chính sau:
- adoratan
- polygonatum-fructan-O,A,B,C,D
- azetidin-2-carboxylic acid
- convallarin.
Tính vị
Dược liệu có vị ngọt, tính hơi hàn.
Quy kinh
Dược liệu quy vào hai kinh là phế và vị.
TÌM HIỂU: Sơn thù du: Hướng dẫn sử dụng & liều dùng vị thuốc
Tác dụng dược lý
Theo nghiên cứu y học hiện đại:
Hiện tại, chưa có nghiên cứu cụ thể về tác dụng dược lý của Ngọc trúc. Tuy nhiên, căn cứ vào thành phần, chất convallarin có trong nguyên liệu có khả năng tẩy mạnh và kích thích thận. Ban đầu, convallarin có thể gây hạ huyết áp, nhưng sau đó, tim đập chậm, co quắp, ngừng tim ở thể tâm giãn và ngừng hô hấp.
Theo y học cổ truyền:
Một số nghiên cứu y học cổ truyền cho biết, ngọc thuốc có tác dụng:
- Tư ấm
- Nhuận táo
- Sinh tân khởi phát.
Chủ trị:
- Táo nhiệt
- Chỉ khát (khát nước).
- Phong thấp
- Mồ hôi trộm
- Sinh ho phát sốt.
Liều dùng và cách dùng
- Liều dùng: 8 – 18 gam/ ngày.
- Cách dùng: Dùng độc vị hoặc phối hợp với nhiều dược liệu khác.
Bài thuốc
Vị thuốc được ứng dụng trong các bài thuốc sau đây:
Trị âm hư phát sốt, miệng khô họng ráo, ho khô
- Chuẩn bị: Ngọc trúc 16g, Sa sâm, Mạch môn mỗi thứ 12g, Cam thảo dây 8g.
- Thực hiện: Sắc uống.
Trị đau mắt đỏ, mù tối, hoa đen:
- Chuẩn bị: Huyền sâm, Thảo quyết minh sao, Sinh địa, Cúc hoa, mỗi vị 10g, Ngọc trúc 12g, Bạc hà 2g.
- Thực hiện: Nấu xông hơi và uống.
Trị đau thắt ngực, bệnh mạch vành (bài Cao Sâm Trúc)
- Chuẩn bị: Ngọc trúc 20g, Đảng sâm 12g.
- Thực hiện: Sắc thành cao, chia uống 2 lần/ ngày.
Trị chứng ngoại cảm (có biểu hiện phế táo, ho) ở bệnh nhân bị âm hư (theo bài Ngọc trúc thang):
- Chuẩn bị: Ngọc trúc 12g, Cát cánh 6g, Hành tươi 3 củ, Đạm đậu xị 16g, Chích thảo 2g, Bạc hà 4g ( cho sau), Bạch vị 4g, Táo 2 quả.
- Thực hiện: Sắc nước uống.
Trị bệnh viêm phế quản lâu ngày (do lao phổi, phế táo)
- Kết hợp Ngọc trúc nhuận phế với Sa sâm, Mạch môn, Thạch hộc.
Trị chúng âm hư nội nhiệt, bệnh nhiệt phạm đến âm, ho khan, sốt, miệng khô, đau họng:
Bài thuốc 1:
- Chuẩn bị: Ngọc trúc 12g, Cát cánh 6g, hành sống 3 cây, Bạch vị 4g, Đậu xị 16g, Bạc hà 6g, Hồng táo 2 quả, Chích thảo 3g.
- Thực hiện: Sắc uống hằng ngày. Bài thuốc có tác dụng trị cảm mạo, âm hư.
Bài thuốc 2 ( Thang ngọc trúc mạch môn đông):
- Chuẩn bị: Ngọc trúc 16g, Mạch môn đông 12g, Sa sâm 12g, Cam thảo 8g.
- Thực hiện: Sắc uống mỗi ngày. Bài thuốc có công dụng trị chứng dạ dày và phổi khô nóng phạm đến phần âm.
Trị chứng phế vị táo nhiệt, tân dịch khô, dạ dày nóng, ăn nhiều chóng đói (dùng Thang ích vị):
- Chuẩn bị: sa sâm 16g, ngọc trúc 12g, sinh địa 20g, mạch đông 12g.
- Thực hiện: Sắc uống.
Trị chứng phổi khô nóng sinh ho, đờm đặc không khạc được:
Bài thuốc 1:
- Chuẩn bị: Ngọc trúc 20g, ý dĩ nhân 16g., sa sâm 8g.
- Thực hiện: Sắc uống mỗi ngày.
Bài thuốc 2 (theo Thang sa sâm mạch đông):
- Chuẩn bị: mạch môn 12g, sa sâm 12g, ngọc trúc12g, tang diệp 12g, thiên hoa phấn 12g, cam thảo 4g.
- Thực hiện: Sắc uống.
*** Không áp dụng bài thuốc cho người âm thịnh, dương suy, tỳ đờm hư thấp, ứ trệ.
Lưu ý khi dùng
Ngọc trúc và một số loại thuốc của hoàng tinh có thể gây nhầm lẫn khi dùng nên cần đặc biệt chú ý.
Trên đây là một số thông tin về vị thuốc Ngọc trúc. Nội dung bài viết mang tính chất tham khảo. Bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi dùng để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả.
ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán & phương pháp điều trị thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
- Dùng Liên nhục (hạt sen) có tốt không? Chữa được bệnh gì?
- Cây rau má – Dược liệu quý dễ tìm quanh nhà
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!