Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan: “Đối với người bác sĩ, tôi không nghĩ đến chuyện nghỉ hưu!”
Tiếp xúc với nghề y đã là một cái “duyên”, gắn bó được lâu dài với nó lại là cái “nợ”. Lựa chọn nghề y là đam mê để theo đuổi, cả cuộc đời Thạc sĩ – Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan vẫn không ngừng cống hiến tài năng và tâm đức của mình, để hoàn thành sứ mệnh cao cả mà tổ nghiệp đã ưu ái: Hành thiện cứu người!
Vì sao trong suốt gần nửa thế kỷ, bác sĩ Tuyết Lan vẫn luôn là vị thầy thuốc được nhiều người bệnh yêu mến và tin tưởng? Tất cả chỉ có thể giải thích ngắn gọn bằng 3 chữ: Tài, Tâm, Sắc.
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan: vị bác sĩ Tài năng – thế hệ vàng của Y học cổ truyền
Trải qua 40 năm công tác tại bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, giữ nhiều vị trí quan trọng như Trưởng khoa Nội, Trưởng khoa Khám bệnh… sau khi về hưu, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan quyết định làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc và đảm nhiệm chức vụ Giám đốc chuyên môn.
Sở dĩ, bà lựa chọn làm việc tại đây bởi mong muốn phục vụ cộng đồng nhiều hơn, nghiên cứu sâu hơn về các dược liệu quý tại Việt Nam, để đáp ứng nhu cầu chữa bệnh cho chính người dân Việt. Bên cạnh đó, bà cũng cho biết Trung tâm Thuốc dân tộc là nơi quy tụ đầy đủ những người có tài và tâm từ ban lãnh đạo, đến đội ngũ y bác sĩ. Chính vì thế, khi được mời về công tác tại đây, bà không hề đắn đo suy nghĩ và đã đồng ý ngay lập tức.
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan đầy tự hào khi tiếp tục mang cây thuốc Nam chữa bệnh cho người Việt
Có thể nói, bà là một bác sĩ thuộc thế hệ vàng của Việt Nam trong lĩnh vực Y học cổ truyền. Song song với quá trình công tác, cống hiến, bác sĩ Tuyết Lan cũng không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp. Yêu nghề, bác sĩ Tuyết Lan luôn dành cho y dược một thái độ nghiêm cẩn và tôn trọng. Bà luôn có thái độ học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu một cách nghiêm túc về bất cứ bài thuốc, phương pháp chữa bệnh nào. Có khi phải dành ra cả 1 khoảng thời gian rất dài để tìm hiểu thật thấu đáo để đảm bảo “không sai một ly”.
Tóm tắt quá trình công tác của bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
|
Trong suốt sự nghiệp của mình, bà đã có hàng chục công trình nghiên cứu khoa học được giới chuyên gia trong và ngoài nước đánh giá cao, nhiều đề tài đã được áp dụng vào thực tế đời sống. Trong đó phải kể đến các đề tài: Tadimax hỗ trợ điều trị u phì đại tiền liệt tuyến; Nghiên cứu về cây trinh nữa hoàng cung; Tác dụng của chè dây trong điều trị dạ dày, tá tràng…
Đặc biệt phải kể đến bài thuốc “Sơ can Bình vị tán” – Bước đột phá trong điều trị dứt điểm vi khuẩn HP dạ dày. Nhận thấy mối hiểm họa khôn lường mà loại vi khuẩn này gây ra cho người bệnh, bà Tuyết Lan đã dành gần nửa cuộc đời nghiên cứu, tìm kiếm các vị thuốc quý hiếm trong dân gian. Đầu năm 2017, khi đang công tác tại Trung tâm Nghiên cứu & Ứng dụng Thuốc dân tộc, bà đã chính thức công bố nghiên cứu “Chữa đau dạ dày bằng bài thuốc Sơ can Bình vị tán”.
Bằng những cống hiến cho nền y học nước nhà, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan đã không ít lần được vinh danh ở những danh hiệu uy tín như: Thầy thuốc ưu tú, giải thưởng Hải thượng Lãn ông, chiến sĩ thi đua cấp viện, bộ…
Dù tài nghệ là vậy, bà vẫn luôn khiêm tốn rằng mình vẫn cần phải học hỏi nhiều hơn nữa…
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan: Tâm đức luôn là điều quan trọng nhất
Một ngày làm việc của bác sĩ Lan tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc bắt đầu từ 8 giờ sáng. Nhưng bà luôn có mặt trước 15 – 30 phút để sắp xếp bàn làm việc, chỉnh trang lại trang phục và tranh thủ pha cho mình một tách trà hoa cúc để thư giãn tinh thần cho một ngày làm việc dài. Những điều ấy đủ để minh chứng cho sự tỉ mỉ và chỉnh chu của bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan.
Công việc đầu tiên của bác sĩ là rà soát lại toàn bộ thông tin bệnh nhân của ngày hôm trước, điền lại tình trạng từng bệnh nhân vào bảng tổng hợp để tiện tra cứu khi cần thiết. Tiếng lành đồn xa, nên số lượt bệnh nhân đến với bà rất nhiều, có khi lên đến hàng chục người mỗi ngày. Mỗi trường hợp bệnh nhân thường được bác sĩ thực hiện khám bệnh và tư vấn cặn kẽ trong khoảng từ 30 phút đến 1 tiếng đồng hồ.
Luôn coi người bệnh là “gốc” của nghề y
Gần như lúc nào bác sĩ Lan cũng bận rộn vì một ngày có quá nhiều công việc yêu cầu phải xử lý gấp. Bận bịu là thế, nhưng bà là người luôn đi đầu trong mọi phong trào hoạt động của tập thể. Đặc biệt là các hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng, nhân dân.
“Làm việc tại đây, tôi không chỉ được sống, cống hiến với nghề, mà còn được lan toả tình thương, sự chia sẻ, đùm bọc khó khăn với cộng đồng. Chúng tôi đã thực hiện hàng chục sự kiện từ thiện lớn nhỏ như khám bệnh miễn phí cho người khuyết tật, cấp phát thuốc miễn phí cho người dân nghèo vùng sâu vùng xa, tri ân người có công với cách mạng, tặng quà cho người cao tuổi, tặng học bổng cho học sinh nghèo vùng núi,… Đó không chỉ là cái tâm với nghề, mà còn là cái tâm với cả cộng đồng. Chúng tôi cũng mong muốn lan toả những giá trị đó đến hàng triệu người dân Việt Nam.
Có những chuyến đi đường rừng vô cùng khó khăn, thậm chí trời mưa, đường trơn rồi những con dốc đứng hiểm trở,… Thế nhưng khi nhìn thấy nụ cười tươi tắn từ những người bệnh nghèo, tôi và các đồng nghiệp của mình đều cảm thấy mọi mệt mỏi tan biến. Tôi hi vọng sẽ tham gia được nhiều hơn những hoạt động khám chữa bệnh vì cộng đồng như thế để có thể góp 1 chút ý nghĩa cho cuộc sống này!” – Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan xúc động nhớ lại những chương trình đã đồng hành cùng với Trung tâm.
Bác sĩ Tuyết Lan luôn mang tinh thần quên mình vì sức khỏe và sự an vui của cộng đồng
Trước cái tâm quá sáng của bác sĩ Lan, Bác sĩ Lê Hữu Tuấn – người đồng nghiệp gắn bó với bác sĩ Lan từ khi học đại học cho đến tận bây giờ chia sẻ: “Cô Tuyết Lan là người bác sĩ rất có tâm với nghề. Ở cô, tôi thấy được sự nỗ lực không ngừng, phấn đấu hết mình, thường xuyên cập nhật kiến thức, trau dồi y đức, nâng cao tay nghề, rất nhiệt tình trong việc nghiên cứu, phát triển các bài thuốc và chăm sóc cho bệnh nhân của mình”.
Bác sĩ Tuyết Lan – nữ bác sĩ tài sắc vẹn toàn
Có lẽ sẽ không hợp lý lắm khi bàn đến “sắc” của một vị lương y. Nhưng chắc chắn, ai lần đầu tiếp xúc với bác sĩ Lan sẽ đều không nghĩ rằng bà đã bước sang tuổi lục tuần. Có lẽ vì luôn tâm huyết với nghề và yêu đời, yêu người nên nhìn bà lúc nào cũng rạng rỡ, trẻ hơn so với tuổi rất nhiều lần. Từng điệu bộ, cử chỉ của bác sĩ Lan luôn khiến người đối diện thấy thoải mái, tin tưởng. Trò chuyện thì muốn trò chuyện nhiều hơn, đến khám bệnh thì muốn được bà tư vấn nhiều hơn nữa.
Nhất là khi tiếp xúc với người bệnh, bà lại càng toát lên sự vui tươi, ân cần. Tuy nhiên, điều tuyệt vời nhất của bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan chính là khi thăm khám cho người bệnh. Bà luôn lắng nghe người bệnh, không chỉ là hỏi thăm về bệnh tình mà còn là cả chuyện đời, những vấn đề họ gặp phải trong cuộc sống. Để từ đó hiểu hơn về người bệnh, thậm chí trở thành một người bạn đồng hành với họ trong suốt quá trình trị bệnh.
Sự vui tươi thường trực và nghiêm nghị đúng lúc là những ấn tượng của mọi người khi gặp bà. Bởi thế, ông Nguyễn Quang Hưng – Tổng giám đốc của Công ty CP Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc đã từng nhận xét: “Dù một ngày có trải qua mệt mỏi và áp lực đến đâu, nhưng khi được trò chuyện cùng cô Lan trong những giờ giải lao mọi thứ đều tan biến hết. Ở cô tỏa ra một năng lượng khiến người đối diện không thể không cảm thấy tích cực. Bận rộn với trăm công nghìn việc như cô Lan mà nụ cười vẫn luôn thường trực trên môi quả thật là một điều đáng quý!”
Bác sĩ Tuyết Lan từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu của mái nhà Thuốc dân tộc
Với những điều kể trên, có lẽ không đủ khiến một con người trở thành “tượng đài sống”, nhưng chắc chắn vị bác sĩ có đến 40 năm gắn bó với chiếc áo Blouse trắng như bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan đã thực sự “sống có giá trị”. Đúng như câu nói mà bà rất tâm đắc, cũng là tôn chỉ cho nghề nghiệp của mình: “Đừng cố gắng thành công, hãy cố gắng sống có giá trị”.
Nếu đang có vấn đề bệnh cần tư vấn, hãy đặt lịch khám hoặc câu hòi cho BS Tuyết Lan ngay tại đây