Drotaverin: Thành Phần, Công Dụng Và Liều Dùng

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Drotaverin là thuốc chống co thắt. Thuốc thường được bác sĩ chỉ định sử dụng cho những trường hợp điều trị viêm dạ dày mãn tính, loét tá tràng và một số bệnh về đường tiêu hóa khác. Ngoài ra thuốc còn có công dụng điều trị co thắt cơ trơn của các cơ quan nội tạng.

Drotaverin
Thông tin cơ bản về thành phần, công dụng, liều dùng và những điều cần lưu ý khi dùng thuốc Drotaverin

  • Tên gốc: Drotaverine
  • Nhóm thuốc: Thuốc chống co thắt
  • Dạng bào chế: Viên nén bao phim 40mg, dung dịch tiêm dưới da

Thông tin về thuốc Drotaverin

Dưới đây là một số thông tin cơ bản về thuốc mà người bệnh cần nắm để sử dụng cho đúng.

1. Thành phần thuốc Drotaverin

Thuốc Drotaverin được bào chế từ hoạt chất Drotaverine hydroclorid và lượng thành phần tá dược vừa đủ trong một viên.

2. Công dụng

Thuốc Drotaverin có tác dụng làm giảm nhanh tình trạng co thắt cơ trơn tim, co thắt đường tiêu hóa và các cơ quan nội tạng khác. Đồng thời thuốc còn có công dụng điều trị những bệnh lý sau:

  • Viêm dạ dày mãn tính
  • Viêm loét dạ dày
  • Viêm loét tá tràng
  • Viêm đại tràng
  • Co thắt dạ dày – ruột do tình trạng loét gây nên
  • Táo bón co thắt
  • Hội chứng ruột kích thích
  • Cơn đau quặn mật
  • Viêm đường mật (viêm túi mật)
  • Viêm túi mật thể mãn tính
  • Rối loạn đường mật sau khi sử dụng biện pháp can thiệp
  • Cơn đau quặn thận
  • Viêm bể thận
  • Sỏi tiết niệu
  • Viêm bàng quang
  • Co thắt mạch máu, động mạch vành và ngoại biên
  • Co thắt tử cung, co cứng tử cung
  • Dọa xảy thai
  • Đau bụng kinh.

3. Chống chỉ định

Thuốc Drotaverin chống chỉ định với những trường hợp sau:

  • Những người có khả năng dị ứng với hoạt chất Drotaverine hydroclorid hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc
  • Bệnh nhân có tiền sử bị dị ứng với những loại thuốc chống co thắt.

4. Cách dùng

Thuốc Drotaverin được sử dụng thông qua đường uống và người bệnh cần phải uống thuốc cùng với một ly nước đầy. Ngoài ra bạn nên uống trọn một viên, không bẻ đôi, không tán nhuyễn thuốc trước khi sử dụng và không nhai thuốc trước khi nuốt.

5. Liều lượng

Tùy vào độ tuổi và mức độ phát triển bệnh lý, chúng ta có liều dùng thuốc Drotaverin ở trẻ em và người lớn không giống nhau.

Liều dùng thuốc Drotaverin
Liều dùng thuốc Drotaverin đối với trẻ em và người lớn

Đối với người lớn: Có thể dùng dạng viên nén hoặc dung dịch tiêm

Viên nén bao phim: Dùng 3 – 6 viên/ngày 3 lần. Sử dụng từ 2 – 3 ngày.

Dung dịch tiêm

  • Tiêm dưới da 1 – 3 ống/ngày hoặc tiêm bắp 1 – 2 ống/ngày
  • Tiêm tĩnh mạch chậm 1 – 2 ống/ngày (đối với bệnh nhân đã được xác định đau quặn cấp tính do sỏi).

Đối với trẻ em: Nên dùng dạng viên nén

  • Trẻ em từ 1 – 6 tuổi: Dùng 2 – 3 viên/ngày, mỗi lần dùng từ ½ – 1 viên
  • Trẻ em trên 6 tuổi: Dùng 2 – 5 viên/ngày, mỗi lần dùng 1 viên.

6. Bảo quản thuốc Drotaverin

Bạn nên bảo quản thuốc Drotaverin ở những nơi khô ráo, nhiệt độ trong phòng từ 25 – 30 độ C, không bảo quản thuốc trong tủ lạnh và những nơi có độ ẩm cao. Ngoài ra, bạn cần tránh để thuốc trong toilet và những nơi ẩm ướt khác. Đồng thời không để thuốc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, thú nuôi và tầm tay trẻ em.

Trong trường hợp bạn không còn sử dụng thuốc hoặc thuốc đã hết hạn, hãy hỏi ý kiến dược sĩ hoặc Trung tâm xử lý rác thải địa phương về cách xử lý thuốc an toàn, không gây ô nhiễm. Người dùng không nên xử lý thuốc trong toilet, qua ống dẫn nước hoặc vứt ra ngoài môi trường tự nhiên.

Tham khảo thêm: Noflux là thuốc gì?

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Drotaverin

Trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh cần chú ý những điều dưới đây để tránh phản ứng phụ không mong muốn xảy ra.

1. Khuyến cáo khi dùng

Phụ nữ có thai và đang cho con bú nên thận trọng khi sử dụng thuốc Drotaverin bởi thuốc có khả năng gây nên tác dụng phụ nghiêm trong làm ảnh hưởng đến mẹ và bé. Chính vì thế bạn chỉ nên sử dụng thuốc khi thật sự cần thiết và có sự chỉ định từ bác sĩ. Bên cạnh đó bạn nên liên hệ và trao đổi với bác sĩ về những tác hại, lợi ích khi sử dụng thuốc trong khoảng thời gian này.

Ngoài ra, trong quá trình sử dụng thuốc, người dùng cũng cần thận trọng với những điều sau đây:

  • Dùng thuốc theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra bạn có thể sử dụng thuốc dựa trên thông tin hướng dẫn đã được nhà sản xuất đề cập trên nhãn thuốc
  • Thông báo cho bác sĩ về tiền sử mắc bệnh và tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn trước khi sử dụng thuốc
  • Không sử dụng khi thuốc đã hết hạn và có nhiều thay đổi bất thường. Tốt nhất bạn nên kiểm tra kỹ hạn sử dụng thuốc có trên bao bì
  • Drotaverin nên được sử dụng thận trọng ở những bệnh nhân mắc bệnh gan, suy giảm chức năng gan và những bệnh lý khác liên quan đến cơ quan này
  • Bệnh nhân bị thận hoặc suy giảm chức năng thận cũng cần thận trọng khi sử dụng thuốc
  • Những người có tiền sử hoặc đang mắc bệnh huyết áp thấp, bệnh tim, bệnh về mạch máu không nên sử dụng thuốc. Bởi thuốc có khả năng làm hạ huyết áp và gây nên tình trạng rối loạn máu nghiêm trọng
  • Người dùng nên chia sẻ với bác sĩ về những loại thuốc mà bạn đang sử dụng kể cả thuốc theo đơn, thuốc không theo đơn, thực phẩm chức năng, vitamin, chất sắt và những loại thảo dược khác
  • Người lớn tuổi trước khi quyết định sử dụng thuốc cần có sự theo dõi của bác sĩ
  • Người bệnh không nên dùng thuốc trong một thời gian dài, không sử dụng thuốc với liều dùng cao hoặc thấp hơn so với chỉ định
  • Hãy báo cho bác sĩ nếu bạn có dấu hiệu mẫn cảm với Drotaverine hydroclorid hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc
  • Bệnh nhân không nên tự ý mua thuốc, tự ý sử dụng thuốc hoặc ngưng sử dụng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ
  • Hỏi ý kiến bác sĩ về những tác hại khi sử dụng thuốc trong thời gian bạn muốn sinh con.

2. Tác dụng phụ

Trong thời gian sử dụng thuốc, bạn có thể dễ dàng gặp phải những tác dụng phụ sau: Đau đầu, Chóng mặt, Hoa mắt, Buồn nôn, nôn nói, Buồn ngủ, Táo bón, Tiêu chảy, Đau dạ dày, Đầy bụng, Ợ hơi.

Nếu những tác dụng phụ này thường xuyên tái phát hoặc xuất hiện trong một thời gian dài bạn cần ngưng sử dụng thuốc và báo ngay cho bác sĩ. Ngoài ra, bạn cần đến bệnh viện ngay hoặc gọi đến Trung tâm y tế để được cấp cứu nếu gặp phải những tác dụng phụ nghiêm trọng như:

  • Chóng mặt, hoa mắt nghiêm trọng
  • Không giữ được thăng bằng
  • Cơ thể suy yếu
  • Luôn trong trạng thái mệt mỏi
  • Ngất xỉu
  • Xuất hiện phản ứng dị ứng
  • Phát ban da
  • Ngứa ngáy
  • Toàn bộ vùng mặt, mắt, môi và cổ có dấu hiệu phù nề
  • Đi ngoài có máu
  • Vàng mắt, vàng da
  • Khó tiểu hoặc nước tiểu có màu sẫm
  • Hạ huyết áp.

Lưu ý: Trên đây là danh mục chưa đầy đủ các tác dụng phụ. Do đó trong thời gian sử dụng thuốc nếu bạn nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường được cho là tác dụng phụ, hãy thông báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ.

3. Tương tác thuốc

Drotaverin có khả năng tương tác với một số loại thuốc dẫn đến thay đổi cấu trúc và các hoạt động chữa bệnh của nhau. Đồng thời làm tăng tỉ lệ xuất hiện các tác dụng phụ nghiêm trọng. Để tránh được điều này, bạn cần chia sẻ với bác sĩ về tất cả những loại thuốc mà bạn đang sử dụng. Bao gồm thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, các loại vitamin, dưỡng chất, thực phẩm chức năng và những loại thảo dược khác.

Tương tác thuốc Drotaverin
Drotaverin có khả năng tương tác với một số loại thuốc điều trị khác làm thay đổi cấu trúc và các hoạt động chữa bệnh của nhau.

Ngoài ra cần báo ngay cho bác sĩ nếu bạn đang sử dụng những loại thuốc sau: Diclofenac, Atropin, Levodopa, Diazepam, thuốc chống parkinson, những loại thuốc chống co thắt khác.

4. Cách xử lý khi dùng thuốc thiếu liều hoặc quá liều

Nên làm gì khi dùng thuốc quá liều?

Trong trường hợp người bệnh sử dụng thuốc Drotaverin quá liều khiến cơ thể bị sốc và xuất hiện nhiều phản ứng nguy hiểm như: Chóng mặt, khó thở, co giật, động kinh, bất tỉnh, rối loạn nhịp tim… Hãy gọi ngay đến Trung tâm y tế hoặc đến ngay các bệnh viện gần nhất để được hỗ trợ, kiểm tra và cấp cứu kịp thời.

Ngoài ra bạn cũng cần mang theo danh sách thuốc hoặc những loại thuốc, vỏ thuốc mà bạn đang sử dụng để bác sĩ có thể xem xét và tìm ra hướng điều trị thích hợp. Kể cả thuốc theo đơn, thuốc không theo đơn, thực phẩm chức năng, vitamin, chất sắt và những loại thảo dược khác

Nên làm gì khi quên một liều thuốc?

Trong trường hợp bỏ lỡ một liều thuốc, người bệnh cần uống thuốc ngay khi vừa nhớ ra. Tuy nhiên nếu khoảng cách hai liều quá gần với nhau, hãy bỏ qua liều đã quên và sử dụng liều kế tiếp đúng như kế hoạch. Bạn tuyệt đối không được uống bù hoặc uống gấp đôi số liều đã quy định.

5. Khi nào nên ngưng sử dụng thuốc?

Người bệnh nên ngưng sử dụng thuốc Drotaverin và tham khảo ý kiến bác sĩ khi gặp những tác dụng phụ nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Bên cạnh đó, nếu nhân thấy việc điều trị không mang lại hiệu quả mà còn khiến bệnh tình trở nên trầm trọng hơn, bạn nên ngưng sử dụng thuốc và báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa hoặc dược sĩ. Khi đó bạn sẽ được kiểm tra và đề ra hướng giải quyết thích hợp hơn.

Bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin cơ bản về thành phần, công dụng, chống chỉ định, liều dùng của thuốc Drotaverin. Tuy nhiên trước khi quyết định sử dụng thuốc, bạn cần có sự kê đơn và hướng dẫn điều trị từ bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc để tránh những tác dụng phụ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Có thể bạn quan tâm

NSND Trần Nhượng chữa đau dạ dày bằng Sơ can Bình vị tán

Sơ can Bình vị tán – Bài thuốc chữa đau dạ dày được NSND Trần Nhượng tin tưởng 

Sơ can Bình vị tán là bài thuốc chữa đau dạ dày được nghiên cứu và bào chế bởi Trung...

Mách bạn cách chữa bệnh trĩ bằng lá ổi đơn giản tại nhà

Chữa bệnh trĩ bằng lá ổi là một trong những mẹo dân gian đơn giản, được nhiều người áp dụng....

Bệnh polyp trực tràng ở trẻ em: Triệu chứng và điều trị

Polyp trực tràng là một bệnh lành tính phổ biến ở người lớn hơn là trẻ em. Tỷ lệ mắc...

3 cách chữa bệnh trĩ bằng lá thầu dầu tía tại nhà

Theo Đông Y, Thầu dầu tía có vị cay, ngọt, tính bình, có khả năng chống ngứa, tiêu độc, giảm...

Sơ can Bình vị tánđược chọn lọc từ 10 bài thuốc bí truyền

[Review] Bài thuốc Sơ can Bình vị tán chữa trào ngược dạ dày từ người bệnh

Sơ can Bình vị tán được giới chuyên môn và người bệnh nhận định là giải pháp “hiệu quả số...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *