Thuốc Clopidogrel có những công dụng gì?
Thuốc Clopidogrel là thuốc thuộc nhóm thuốc tim mạch, được chỉ định để điều trị đau ngực, ngăn ngừa các cơn đau tim và đột quỵ. Tuy nhiên, thuốc gây ra khá nhiều các tác dụng phụ không mong muốn bất lợi cho sức khỏe cho người sử dụng. Hãy tham khảo bài viết được chúng tôi chia sẻ dưới đây để biết thêm những thông tin khác về loại thuốc này.
- Tên hoạt chất: Clopidogrel
- Tên biệt dược: Plavix
- Phân nhóm: Thuốc tim mạch
- Dạng bào chế: Viên nén bao phim
I. Những thông tin về thuốc Clopidogrel
1. Thành phần thuốc
Thành phần chính có trong thuốc Clopidogrel chủ yếu là thành phần hoạt chất Clopidogrel và thành phần tá dược vừa đủ một viên.
2. Công dụng – Chỉ định
Thuốc Clopidogrel thuộc nhóm thuốc tim mạch, được chỉ định điều trị cho một số đối tượng thuộc các trường hợp sau:
- Điều trị và ngăn ngừa đau tim, thiếu máu não
- Ngăn ngừa đột quỵ
- Giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim cho đối tượng mắc hội chứng mạch vành cấp tính
- Đau thắt ngực không ổn định
- Rối loạn nhịp tim hoặc máu dễ bị ứ trệ tại tim và hình thành cục máu đông
- Bệnh động mạch ngoại biên
- Hỗ trợ điều trị sau phẫu thuật tim mạch
3. Chống chỉ định
Thuốc Clopidogrel chống chỉ định sử dụng cho các đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với một số thành phần có trong thuốc, hoặc các đối tượng thuộc các trường hợp dưới đây:
- Đang có triệu chứng chảy máu như viêm loét tiêu hóa hoặc xuất huyết nội sọ
- Đang sử dụng một trong các loại thuốc như: Omeprazole, Esomeprazole hoặc Repaglinide
- Phụ nữ mang thai và cho con bú
Ngoài ra còn có một số đối tượng khác không được chúng tôi liệt kê đầy đủ tại đây. Để đảm bảo việc điều trị bằng thuốc được an toàn, bạn đọc nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định sử dụng để tránh gặp phải các biến chứng không mong muốn.
Tham khảo thêm: Thuốc Simze Plus có công dụng gì?
4. Dược lý, cơ chế hoạt động
Dược lực học
Clopidogrel là chất ức chế tiểu cầu được sử dụng để làm giảm nguy cơ đồi quỵ và nhồi máu cơ tim.
Dược động học
Hấp thụ: Clopidogrel được hấp thụ nhanh sau khi uống. Một liều thuốc Clopidogrel 75mg được hấp thụ 50% từ ruột và có thể uống có hoặc không cùng với thức ăn. Chất chuyển hóa đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương sau khi dùng liều lặp lại 75 mg sau 1 giờ. Sau 2 giờ sử dụng thuốc, nồng độ huyết tương không được xác định.
Phân bố: Cả hai chất chuyển hóa hoạt động và không hoạt động của Clopidogrel là 98% protein trong huyết tương.
Chuyển hóa: Clopidogrel được chuyển hóa chủ yếu tại gan và chất chuyển hóa chính là dẫn xuất acid carboxylic chiếm 85% thành phần thuốc lưu hành trong huyết tương sau khiangr 1 giờ sau khi sử dụng thuốc.
Sự bài tiết: Một liều thuốc Clopidogrel được bài tiết 50% qua nước tiểu, 46% qua phân, còn lại được chuyển hóa dưới dạng khác sau 5 ngày sử dụng. Thời gian bán hủy là khoảng 6 giờ sau liều uống 75 mg trong khi thời gian bán hủy của chất chuyển hóa hoạt động là khoảng 30 phút.
5. Cách dùng
Thuốc Clopidogrel được sử dụng bằng đường uống trước hoặc sau bữa ăn. Người bệnh nên sử dụng nhiều nước để thúc đẩy quá trình hấp thụ thuốc được tốt hơn. Lưu ý, thuốc Clopidogrel được chỉ định sử dụng vào cùng một thời điểm trong ngày.
Người bệnh nên sử dụng thuốc đúng lộ trình, tránh tình trạng quên liều hoặc quá liều sử dụng. Trong trường hợp quên liều, người bệnh nên sử dụng ngay khi nhớ ra. Nếu thời gian sử dụng liều tiếp theo sắp đến, người bệnh nên bỏ qua liều quên và tiếp tục sử dụng thuốc như lộ trình. Không sử dụng gấp đôi liều để bù vào liều quên.
6. Liều lượng
Để đảm bảo việc điều trị bằng thuốc đạt được kết quả như mong muốn, người bệnh nên sử dụng thuốc đúng liều lượng, đúng bệnh lý.
Liều dùng cho người lớn
+ Liều thông thường điều trị đau thắt ngực không ổn định:
- Liều dùng: Dùng 75 mg/ lần, mỗi ngày sử dụng một lần
+ Liều thông thường điều trị nhồi máu cơ tim:
- Liều dùng: Dùng 75 mg/ lần, mỗi ngày sử dụng một lần
+ Liều thông thường điều trị đột quỵ do thiếu máu cục bổ:
- Liều dùng: Dùng 75 mg/ lần, mỗi ngày sử dụng một lần
Liều dùng cho trẻ em
Thuốc Clopidogrel chưa được giới dược lý hiện đại nghiên cứu chứng minh và xác định về mức độ an toàn cho trẻ em. Phụ huynh có nhu cầu sử dụng thuốc Clopidogrel cho con em mình, tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn trước khi sử dụng thuốc. Bởi thuốc có thể gây hại đến cơ thể của trẻ nhỏ, nghiêm trọng hơn có thể gây ra tử vong.
Có thể bạn quan tâm: Thuốc Warfarin có tác dụng gì?
7. Bảo quản thuốc
Thuốc Clopidogrel được bảo quản ở nhiệt độ phòng, nơi thoáng mát, đồng thời không được để thuốc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hay để gần ngọn lửa. Không được bảo quản thuốc ở ngăn mát của tủ lạng hay phòng tắm. Thuốc cần được cất trữ ở vị trí cách xa tầm tay của trẻ nhỏ và thú nuôi.
Người bệnh không được sử dụng thuốc đã quá hạn sử dụng hoặc thuốc có dấu hiệu hư hỏng. Trong những trường hợp này, người sử dụng nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn để biết thêm thông tin về cách xử lý. Không tự ý vứt bỏ thuốc vào bồn cầu hay cống rãnh khi chưa có sự đồng ý.
II. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc
1. Thận trọng khi sử dụng
Ngoài việc sử dụng thuốc Clopidogrel đúng bệnh, đúng liều lượng, người bệnh còn cần lưu ý đến một số vấn đề sau:
- Không ngưng sử dụng thuốc đột ngột mà không có chỉ định từ bác sĩ
- Không sử dụng thuốc Clopidogrel trước khi tiến hành các phẫu thuật hoặc thủ thuật. Hỏi bác sĩ để nhận được lời khuyên chính xác.
- Thuốc Clopidogrel có thể gây choáng váng khiến bạn dễ bị ngã, gây ra các tổn thương hoặc đập đầu. Báo cáo ngay về cho bác sĩ khi bạn gặp phải trường hợp này.
- Tránh để cơ thể bị chấn thương gây chảy máu. Các vấn đề chảy máu có thể khiến cơ thể xấu đi, trường hợp xấu hơn có thể gây ra tử vong.
- Tuyệt đối không sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai hoặc có dấu hiệu mang thai, phụ nữ cho con bú. Thuốc Clopidogrel có thể gây hại cho thai nhi hoặc con trẻ.
- Thuốc có thể gây buồn ngủ, choáng váng, mờ mắt. Do đó, người bệnh nên thận trọng khi vận hàng máy móc hay điều khiển phương tiện giao thông.
2. Tác dụng phụ của thuốc
Trong quá trình sử dụng thuốc Clopidogrel có thể xảy ra một số tác dụng phụ như:
- Ho ra máu, ho khò khè
- Đau thắt ngực hoặc tức ngực
- Đi ngoài phân có máu, nước tiểu sẫm màu
- Sưng mặt, môi, lưỡi hoặc cổ họng
- Tay chân tê đột ngột hoặc cơ yếu dần, nghiêm trọng hơn là chỉ đau một bên cơ thể
- Mất thăng bằng
- Giảm tầm nhìn, hoa mắt, chóng mặt
- Da tím tái, dễ bị bầm tím hoặc chảy máu
Tuy nhiên, không hẳn đa số người sử dụng thuốc đều mắc phải các triệu chứng trên. Các tác dụng phụ thông thường có thể dần được tiêu biến sau vài ngày sử dụng hoặc được điều trị. Nhưng người bệnh không được chủ quan với sức khỏe của mình. Khi gặp phải bất kỳ các triệu chứng bất thường nào không rõ nguyên nhân cần nhanh chóng tìm đến bác sĩ để được hỗ trợ và đưa ra lời khuyên chăm sóc sức khỏe.
Có thể bạn muốn biết: Thuốc Lidocain trị bệnh gì?
3. Tương tác thuốc
Trong quá trình điều trị bệnh bằng thuốc Clopidogrel, người sử dụng cần thận trọng khi sử dụng thuốc Clopidogrel đồng thời với các loại thuốc khác. Hãy báo cáo cho bác sĩ của bạn được biết tất cả các loại thuốc bạn đang dùng, bao gồm các loại thuốc đặc hiệu, thực phẩm chức năng, thảo dược, các loại vitamin.
Thận trọng khi sử dụng đồng thời thuốc Clopidogrel với các loại thuốc dưới đây:
- Aspirin
- Fluvastatin
- Heparin
- NSAID
- Phenytoin
- Tamoxifen
- Torsemide
- Warfarin
Ngoài ra còn có một số loại thuốc khác không được chúng tôi liệt kê đầy đủ tại đây. Các loại thuốc trên có thể gây phản tác dụng hoặc làm gia tăng sự ảnh hưởng của các tác dụng phụ.
4. Thuốc Clopidogrel được bán với giá bao nhiêu?
Thuốc Clopidogrel được sản xuất và phân phối rộng rãi trên các cửa hàng thuốc Tây hoặc cơ sở khám chữa bệnh với giá 180.000 đồng/ hộp x 3 vỉ x 10 viên (đối với hộp 75 mg). Tuy nhiên đây chỉ là mức giá tham khảo, có thể thay đổi tùy thuộc vào chính sách của cơ sở bán hoặc tùy thuộc vào thời điểm mua. Bạn đọc nên tìm mua tại các cơ sở y tế uy tín để đảm bảo thuốc đạt chất lượng.
Bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin về thuốc Clopidogrel cũng như một vài vấn đề cần lưu ý khi sử dụng thuốc này. Trong quá trình điều trị những bệnh lý tim mạch bằng thuốc Clopidogrel, khi xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường không rõ nguyên nhân nào, bạn đọc nhanh chóng tìm đến bác sĩ để được giúp đỡ.
Thông tin bài viết chỉ mang giá trị tham khảo.
Có thể bạn quan tâm
- Thuốc Papaverin có tác dụng gì?
- Thuốc Somatostatin có tác dụng gì?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!