Thuốc Paracetamol: Tác dụng, chống chỉ định và cách sử dụng

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Vật Lý Trị LiệuGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Thuốc Paracetamol hay còn gọi là acetaminophen là loại thuốc phổ biến được dùng để điều trị nhiều vấn đề về sức khỏe, trong đó có hai tác dụng chính là giảm đau và hạ sốt.

Thuốc Paracetamol
Thuốc Paracetamol có hai tác dụng chính là giảm đau và hạ sốt

Quốc dược Phục cốt khang là bài thuốc sở hữu nhiều ưu điểm ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT về công thức, thành phần trong điều trị bệnh xương khớp tại Việt Nam. [Tìm hiểu ngay]
  • Tên hoạt chất: paracetamol
  • Tên thay thế: acetaminophen
  • Phân nhóm: thuốc giảm đau và hạ sốt (không gây nghiện)

Những thông tin cần biết về thuốc Paracetamol

Bạn đọc cần nắm bắt những thông tin về loại thuốc này để sử dụng đúng mục đích với liều lượng và tần suất hợp lý.

1. Tác dụng

Thuốc paracetamol là hoạt chất có tác dụng giảm đau và hạ sốt, không gây nghiện đối với người dùng. Thuốc được sử dụng để điều trị các vấn đề về sức khỏe như đau nhức, cảm lạnh, sốt, nhức đầu,… Với các trường hợp mắc những bệnh xương khớp ở mức độ nhẹ, tình trạng sưng viêm không đáng kể, paracetamol có khả năng tiêu viêm và giảm đau.

Một số tác dụng khác của thuốc có thể không được đề cập đầy đủ trong nội dung trên. Bạn cần liên hệ bác sĩ nếu muốn biết thêm những tác dụng khác. Đến nay, y học vẫn chưa giải thích được cơ chế hoạt động của thuốc paracetamol một cách chính xác.

2. Chống chỉ định

Thuốc paracetamol chống chỉ định với những đối tượng sau:

  • Người mẫn cảm với những thuốc hoặc acetaminophen
  • Bệnh nhân gan
  • Đối tượng có tiền sử nghiện rượu

Các chuyên gia chưa tìm thấy tác dụng của thuốc lên phụ nữ mang thai hay phụ nữ cho con bú. Tuy nhiên đây là những đối tượng nhạy cảm, vì vậy cần tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn sử dụng bất cứ loại thuốc nào.

3. Cách sử dụng thuốc

Paracetamol có nhiều dạng, cách sử dụng và liều lượng của từng dạng hoàn toàn khác nhau.

  • Thuốc uống:

Nếu thuốc ở dạng viên uống, người trưởng thành không uống quá 4000mg mỗi ngày, mỗi lần dùng không quá 2000mg/ lần. Nếu có sử dụng rượu bia trước đó, bạn cần nói với bác sĩ để tránh những rủi ro phát sinh.

Đối với trẻ nhỏ, bắt buộc phải dùng thuốc chuyên biệt cho trẻ để dễ hấp thu và không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào. Không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi nếu không có chỉ định từ bác sĩ. Đồng thời, người lớn cần kiểm soát quá trình dùng thuốc của trẻ chặt chẽ.

  • Thuốc dạng lỏng:

Trong trường hợp paracetamol ở dạng lỏng, bạn cần dụng cụ đo đếm y khoa để dùng đúng liều lượng. Tuyệt đối không đo bằng muỗng gia đình để tránh tình trạng chênh lệch liều lượng. Có thể tham khảo ý kiến của dược sĩ để biết liều dùng phù hợp.

Nếu không có cơ hội trao đổi trực tiếp với dược sĩ, bạn nên xem hướng dẫn trên bao bì để biết cách dùng chính xác.

  • Thuốc dạng viên nén nhai

Nếu paracetamol ở dạng viên nén nhai, bạn cần nhai kỹ viên thuốc trước khi nuốt để hoạt chất từ thuốc được hấp thu tối đa trong thời gian ngắn nhất.

  • Thuốc dạng sủi bọt
thuốc paracetamol viên sủi
Paracetamol có nhiều dạng: viên nang cứng, viên đặt, viên sủi,…

Hòa tan hoàn toàn viên thuốc với ít nhất 120ml nước, uống ngay sau khi thuốc tan. Bạn nên tráng lại thuốc đọng lại ở ly bằng cách pha thêm ít nước để đảm bảo uống đủ liều lượng.

  • Thuốc đặt

Thuốc paracetamol ở dạng đặt thường được đặt ở hậu môn, tuyệt đối không uống paracetamol ở dạng này. Cần làm sạch hậu môn rồi mới tiến hành đặt, nên giữ tay sạch và ráo để tránh tình trạng thuốc tan rã.

Khi đặt thuốc vào hậu môn, bạn cần nằm yên trong khoảng vài phút để thuốc tan ra và thấm vào cơ thể. Hạn chế tắm hay đi vệ sinh sau khi đặt.

  • Tiêm paracetamol

Được chỉ định và thực hiện bởi bác sĩ, liều lượng phụ thuộc vào triệu chứng của người bệnh. Chúng tôi không thể cung cấp số liệu chính xác.

4. Liều dùng cụ thể

Paracetamol được sử dụng với hai mục đích chính: giảm đau và hạ sốt. Liều dùng thông thường của thuốc  phụ thuộc vào độ tuổi của người sử dụng.

  • Người lớn:

Dùng hạ sốt: dùng thuốc đặt hậu môn hoặc uống tối đa 1000mg trong vòng 8 giờ. Với viên nén, dùng 2 viên (500mg/ mỗi viên) trong 4 – 6 giờ.

Dùng giảm đau: dùng thuốc đặt hậu môn hoặc uống tối đa 500mg trong 6 – 8 giờ. Với viên nén 500mg, chỉ nên dùng 1 lần trong 4 – 6 giờ.

  • Trẻ nhỏ:

Cần thận trọng khi sử dụng paracetamol cho trẻ nhỏ. Bạn có thể tham khảo các dạng thuốc paracetamol dành cho trẻ em và lưu ý khi sử dụng để đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình điều trị.

thuốc paracetamol cho trẻ em

Người lớn cần kiểm soát chặt chẽ khi trẻ dùng thuốc paracetamolHạ sốt: trẻ từ 4 tháng đến 9 tuổi 30mg/ kg; trẻ trên 12 tuổi dùng liều lượng như người lớn.

Giảm đau: dùng thuốc đặt hậu môn hoặc thuốc uống. Với thuốc uống, trẻ từ 1 tháng tuổi trở lên dùng 10 – 15mg/kg/ liều, mỗi lần cách nhau tối thiểu 4 giờ; trẻ từ 1 tháng tuổi đến 12 dùng 10 – 15 mg/kg/liều, dùng cách nhau từ 4 – 6 giờ, tối đa 5 liều trong 24 giờ.

Sau khoảng 30 phút sử dụng, thuốc sẽ phát huy tác dụng. Tác dụng kéo dài trong 3 – 4 giờ tùy thuộc vào thể trạng và cơ địa của từng người.

5. Bảo quản thuốc

Paracetamol nên được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm thấp và ánh nắng mặt trời. Thuốc đặt hậu môn có thể bảo quản cả trong tủ lạnh.

Khi thuốc có dấu hiệu ẩm mốc, biến đổi màu sắc hoặc có mùi lạ tuyệt đối không được sử dụng tiếp. Tham khảo ý kiến của dược sĩ để biết cách xử lý thuốc hết hạn đúng cách.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Paracetamol

So với thuốc kháng viêm không steroid, paracetamol được xem là gây ra ít tác dụng phụ hơn. Tuy nhiên, bạn cần chú ý một số điều sau để hạn chế tối đa những tác dụng không mong muốn từ loại thuốc này. Mặc dù không thường gặp nhưng đã có trường hợp bệnh nhân tử vong do sử dụng paracetamol quá liều.

1. Khuyến cáo khi dùng Paracetamol

Không sử dụng thuốc quá liều, với người trưởng thành, liều dùng tối đa là 4000mg mỗi ngày. Khi dùng thuốc cần tránh dùng rượu bia, chất kích thích đồng thời nên chia sẻ với bác sĩ nếu bạn có vấn đề về gan hoặc có tiền sử nghiện rượu.

kiêng bia rượu khi dùng thuốc Paracetamol
Không dùng rượu bia trong suốt quá trình dùng paracetamol

Khi paracetamol tương tác với cồn trong rượu, bia sẽ gây ra những phản ứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến gan. Khi nhận thấy những triệu chứng như sốt, lạnh, nhức khớp xương, mệt mỏi và suy nhược, thường xuyên buồn nôn, phát ban, vàng da và mắt,…bạn cần tìm gặp bác sĩ ngay.

Ngoài bệnh nhân suy gan, thận, phụ nữ mang thai và cho con bú cũng là đối tượng cần thận trọng khi dùng paracetamol. Bạn nên tham khảo những thông tin cần thiết khi dùng paracetamol cho bà bầu và phụ nữ cho con bú để hạn chế những tác dụng không mong muốn phát sinh trong thời gian điều trị.

Paracetamol có trong nhiều loại thuốc biệt dược, cần trình bày tất cả những nhóm thuốc (kể cả thực phẩm chức năng, thuốc bổ) mà bạn đang sử dụng để bác sĩ xem xét việc sử dụng thuốc paracetamol. Dùng paracetamol trực tiếp cùng với những nhóm thuốc điều trị có chứa hoạt chất này làm tăng nguy cơ dùng quá liều, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người sử dụng.

 2. Tác dụng phụ của thuốc Paracetamol

Paracetamol có khả năng gây dị ứng và mẫn cảm với một số cơ địa, người bệnh nên đến cơ sở y tế gần nhất nếu nhận thấy những biểu hiện bất thường như:

  • Phát ban
  • Khó thở
  • Sưng mặt, môi, lưỡi
  • Sốt và buồn nôn
  • Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, đau dạ dày
  • Ăn ít và không ngon miệng
  • Nước tiểu đậm màu
  • Có dấu hiệu vàng da

Đây là những tác dụng phụ thường gặp nhất, một vài trường hợp sẽ gặp phải những tác dụng phụ hiếm gặp hơn. Vì vậy, bạn cần cảnh giác với những dấu hiệu bất thường và tìm gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

3. Các loại thuốc tương tác với Paracetamol

Một số loại thuốc có thể xảy ra tương tác khi được dùng chung với paracetamol, mức độ tương tác phụ thuốc vào từng loại thuốc. Tuy nhiên người bệnh nên chủ động ngăn chặn các tương tác này bằng cách tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào.

Các loại thuốc có khả năng tương tác với paracetamol như: acetaminophen, aspirin, caffeine, ibuprofen, naproxen, Tylenol, ramipril, sertraline,…

4. Cách xử lý khi dùng thiếu hoặc quá liều

Trong trường hợp dùng thiếu một liều nhưng thời gian cách đó không lâu, bạn có thể uống trễ và giãn khoảng cách giữa 2 lần uống. Ngược lại, nếu gần đến thời điểm uống liều tiếp theo bạn có thể bỏ qua và sử dụng liều tiếp theo đúng thời gian. Mặc dù không gây ra tác dụng nguy hiểm nhưng bạn cần sử dụng đều đặn để thuốc đem lại hiệu quả tốt nhất, hạn chế tình trạng quên dùng thuốc.

Khi bạn nhận thấy mình dùng quá liều hãy đến ngay bệnh viện để được bác sĩ hướng dẫn cách khắc phục, dù lúc đó cơ thể chưa biểu hiện bằng những triệu chứng đặc trưng. Nếu không nhận biết mình dùng quá liều nhưng cơ thể phát sinh nhưng triệu chứng như buồn nôn, đổ mồ hôi, đau dạ dày, cơ thể yếu nhanh, mất ý thức,… bạn nên đến ngay bệnh viện để cấp cứu.

5. Nên ngưng sử dụng thuốc khi nào?

Trong trường hợp gặp những triệu chứng sau đây, bạn nên ngừng thuốc và chủ động tìm gặp bác sĩ:

  • Tình trạng sốt không thuyên giảm sau 3 ngày sử dụng
  • Xuất hiện cơn đau sau 7 ngày sử dụng, với trẻ nhỏ thì khoảng trong 5 ngày
  • Đau đầu liên tục, da phát ban, đỏ, sưng tấy
  • Triệu chứng có xu hướng trầm trọng hơn
  • Hoặc phát sinh những dấu hiệu mới

Bạn không nên lơ là trước những biểu hiện này, nếu không phát hiện kịp thời paracetamol có thể gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng hơn.

Bài viết đã cung cấp những thông tin cơ bản về thuốc paracetamol, nếu muốn tìm hiểu kĩ hơn bạn nên tham khảo trực tiếp ý kiến của bác sĩ. Thông tin trong bài viết đều mang tính chất tham khảo, chúng tôi không đưa ra bất cứ lời khuyên nào thay thế chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

Tin bài nên đọc

Hiệu quả điều trị bệnh xương khớp của bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang được chuyên gia đánh giá cao và người bệnh phản hồi tích cực. [Xem ngay phản hồi của người bệnh về bài thuốc]

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.