Bệnh Đau Dạ Dày

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Nội – Tiêu hóaPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Xã hội ngày càng phát triển, đời sống hiện đại, con người gần như cuốn vào vòng xoáy của sự bận rộn. Chính vì những điều này mà dẫn đến thói quen ăn uống không lành mạnh, không đúng giờ giấc dẫn đến tình trạng dạ dày gặp nhiều vấn đề bất ổn, trong đó có bệnh đau dạ dày.

Tổng quan bệnh học

Đau dạ dày (Stomachache) hay còn gọi là đau bao tử, là một trong những căn bệnh phổ biến thuộc hệ tiêu hóa trong cơ thể con người. Đau dạ dày tức là hiện tượng dạ dày bị tổn thương, niêm mạc bị viêm, loét sâu gây ra tình trạng đau đớn khó chịu cho người bệnh.

Đau dạ dày thường xảy ra ở 3 vị trí cơ bản đó là đau vùng bụng giữa, đau thượng vị và đau vùng bụng ở phía bên trái. Đồng thời kèm theo một số vấn đề nghiêm trọng khác như khó tiêu, chướng bụng, buồn nôn.

Bệnh đau dạ dày
Bệnh đau dạ dày có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, kể cả trẻ em

Theo cấu tạo, dạ dày là một bộ phận vô cùng quan trọng thuộc hệ tiêu hóa, có vai trò thấm dịch vị lên các thức ăn được tiếp nhận từ bên ngoài vào, đồng thời nghiền nát và phân hủy chúng. Tuy nhiên, một khi bộ phận này bị tổn thương, khiến cho hệ tiêu hóa bị mất cân bằng, quá trình hấp thu và tiêu thụ chất dinh dưỡng bị cản trở.

Tình trạng này kéo dài khiến cho cơ thể luôn trong trạng thái căng thẳng, mệt mỏi suy nhược, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công việc và cuộc sống hàng ngày.

Theo ghi nhận, có đến 70% dân số Việt Nam mắc bệnh đau dạ dày với nguyên nhân cơ bản là do vi khuẩn HP gây ra. Bệnh có thể gặp ở bất kỳ trường hợp nào, không phân biệt giới tính, đặc biệt là trong độ tuổi từ 40 - 49. Điều đáng nói là tỷ lệ người mắc bệnh đau dạ dày đang có xu hướng ngày càng tăng cao và không có dấu hiệu dừng lại.

Phân loại bệnh

Tùy vào thời gian nhiễm bệnh khác nhau, mức độ tổn thương của dạ dày nặng nhẹ mà y học chia bệnh đau dạ dày thành hai dạng cơ bản đó là:

  • Đau dạ dày cấp tính: Tức là những trường hợp vừa mới khởi phát bệnh, niêm mạc dạ dày chưa bị tổn thương nghiêm trọng bởi các vết thủng, vết loét gây đau đớn. Các cơn đau âm ỉ, khó chịu và thường xuất hiện một cách đột ngột. Khi bị đau dạ dày cấp tính nếu được phát hiện và điều trị sớm có thể chữa khỏi bệnh và tránh tình trạng gặp biến chứng nguy hiểm.
  • Đau dạ dày mãn tính: Khi bị đau dạ dày cấp tính nhưng nếu không được can thiệp sớm sẽ gây biến chứng đau dạ dày mãn tính. Lúc này, tình trạng bệnh đã ở mức độ nặng, người bệnh phải đối mặt với nhiều triệu chứng nghiêm trọng như đau đớn vùng thượng vị, khó tiêu, thường xuyên cảm thấy buồn nôn, khó chịu. Lúc này người bệnh cần thăm khám ngay lập tức, vì nếu để kéo dài thêm mức độ nguy hiểm sẽ càng tăng cao.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng đau dạ dày, kể cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Việc sớm tìm ra nguyên nhân chính xác gây bệnh sẽ giúp bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị hợp lý, bệnh nhân sớm khỏi bệnh.

Dưới đây là những nguyên nhân chính cũng như các yếu tố liên quan khiến cho tình trạng bệnh đau dạ dày ngày càng thêm trầm trọng, cụ thể:

Bệnh đau dạ dày
Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) tác nhân hàng đầu gây nên căn bệnh đau dạ dày

  • Vi khuẩn HP: Loại vi khuẩn này có tên gọi đầy đủ là Helicobacter Pylori, đây được xem là nguyên hàng đầu gây nên chứng đau dạ dày ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Theo ghi nhận, có đến 70% bệnh nhân dương tính với vi khuẩn HP. Chúng thường sinh sống trong các loại thực phẩm bẩn, vì vậy khi ăn phải những đồ ăn này chúng ta rất dễ bị vi khuẩn HP tấn công gây tổn thương dạ dày.
  • Ăn uống không lành mạnh: Vì rất nhiều lý do mà chúng ta thường có thói quen ăn uống thiếu khoa học, chẳng hạn như ăn uống không đúng giờ, không đúng bữa, bỏ bữa thường xuyên, ăn vào đêm muộn, ăn quá no, ăn uống không hợp vệ sinh. Tất cả những điều này đều gây ảnh hưởng không nhỏ đến cơ chế hoạt động của dạ dày, lâu ngày dẫn đến tình trạng dạ này bị tổn thương, gây đau, viêm loét.
  • Hút thuốc lá: Người Việt Nam thường có thói quen hút thuốc lá, thường xuyên hút thuốc sẽ khiến cơ thể sản sinh ra HCl và Pepsin, những thành phần này gây hại cho dạ dày, khiến cho lớp niêm mạc dạ dày bị bào mòn và tổn thương, lâu ngày bị viêm loét.
  • Uống nhiều rượu bia: Các loại thức uống rượu bia, nước ngọt có ga đều có chứa nồng độ cồn rất cao không tốt cho sức khỏe. Khi uống quá nhiều sẽ khiến cho dịch vị trong dạ dày cùng với nồng độ cồn tăng cao gây kích thích niêm mạc dạ dày gây nên tình trạng viêm loét, xuất huyết dạ dày rất nguy hiểm.
  • Lạm dụng thuốc Tây: Việc sử dụng thuốc Tây không đúng cách, không tuân thủ theo sự kê đơn của bác sĩ, uống kháng sinh tự do sẽ khiến cho dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng. Bởi vì trong các loại thuốc này có chứa rất nhiều hoạt chất có thể phá hủy niêm mạc dạ dày gây đau, viêm loét.
  • Căng thẳng, stress: Công việc bận rộn, thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi, lo lắng sẽ khiến cho cơ quan dạ dày tăng tiết dịch vị acid. Điều này khiến cho lượng acid trong dạ dày không được trung hòa dẫn đến tình trạng lớp niêm mạc bị tổn thương và gây nên chứng đau dạ dày.
  • Do bệnh lý: Những người từng có tiền sử chấn thương dạ dày, phẫu thuật dạ dày, xạ trị ung thư, hay mắc các bệnh lý như sỏi mật, hội chứng ruột kích thích đều có khả năng mắc bệnh đau dạ dày rất cao.

Triệu chứng và Chẩn đoán

Đau dạ dày là một trong những chứng bệnh về đường tiêu hóa phổ biến, vì vậy khi gặp hội chứng này nhiều người thường nhầm lẫn với các căn bệnh khác về đường ruột. Tùy vào cơ địa cũng như mức độ bệnh của từng người mà các triệu chứng sẽ khác nhau, tuy nhiên theo khảo sát thì khi mắc chứng đau dạ dày người bệnh sẽ có những dấu hiệu cơ bản sau:

Bệnh đau dạ dày
Bệnh dạ dày thường khiến người bệnh chịu những cơn đau âm ỉ, kèm theo đó là ợ hơi, ợ chua, đắng miệng

  • Đau vùng thượng vị: Đây được xem là một trong những triệu chứng điển hình nhất khi bị đau dạ dày, khi mắc căn bệnh này hầu như ai cũng phải trải qua cảm giác đau vùng thượng vị. Lúc đầu người bệnh sẽ có cảm giác nóng rát thượng vị, kết hợp là những cơn đau khó chịu có khi âm ỉ có khi quặn thắt. Thường cơn đau sẽ gặp khi ăn quá no, quá đói hoặc sau vài tiếng sau bữa ăn.
  • Ợ chua, ợ hơi: Ngoài đau thượng vị thì khi bị đau dạ dày, người bệnh thường xuyên ợ hơi, ợ chua, trào ngược lên vùng cổ rất khó chịu. Tình trạng ợ chua liên tục sẽ khiến bệnh nhân có cảm giác đắng miệng, kèm theo đó là bị đau vùng xương ức.
  • Đầy hơi, khó tiêu: Một trong những triệu chứng điển hình của căn bệnh đau dạ dày không thể bỏ qua nữa đó chính là tình trạng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu. Nguyên nhân bởi vì khi dạ dày bị tổn thương, thức ăn đi vào dạ dày rất khó để tiêu hóa tốt, do đó người bệnh rất dễ gặp các triệu chứng này.
  • Buồn nôn và nôn: Đau dạ dày đi kèm với triệu chứng buồn nôn và nôn liên tục, thậm chí là nôn ra máu thì có thể bệnh đã diễn tiến sang giai đoạn nặng. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến người bệnh kiệt sức, hoa mắt chóng mặt và kéo theo nhiều hệ lụy nghiêm trọng khác.
  • Đại tiện bất thường: Khi bị đau dạ dày ở giai đoạn nặng, ngoài triệu chứng nôn ra máu thì người bệnh thường gặp vấn đề đại tiện bất thường. Có thể bí đại tiện, táo bón, phân có hình dạng lỏng, nát, màu đen và kèm theo dịch nhờn dính vào.
  • Suy nhược cơ thể: Khi bị đau bao tử, người bệnh thường có cảm giác buồn nôn, nôn khan, cơ thể mệt mỏi, đầy hơi, chướng bụng, ăn không ngon miệng nên rất chán ăn, không thể ăn được. Tình trạng này kéo dài lâu ngày khiến cho cơ thể người bệnh bị sụt cân, vàng vọt, xanh xao, suy nhược cơ thể nghiêm trọng.

Nếu như không may gặp phải những triệu chứng bất thường kể trên, chúng ta hãy nhanh chóng đến các chuyên khoa tiêu hóa ở các bệnh viện lớn để được kiểm tra và chẩn đoán.

Hiện nay, y học tiến bộ ngoài chẩn đoán bằng cách điều tra tiền sử và các triệu chứng bệnh thì các bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định thăm khám và thực hiện một số phương pháp xét nghiệm y khoa để đưa ra kết quả chẩn đoán chính xác nhất như:

  • Xét nghiệm máu để phân tích tích tế bào máu trong cơ thể, đánh giá sức khỏe tổng quát.
  • Test hơi thở Ure, test mẫu nước bọt, xét nghiệm máu để tìm kiếm kháng thể HP.
  • Xét nghiệm mẫu phân người bệnh để tìm ra hồng cầu trong phân.
  • Nội soi dạ dày để tìm ra vị trí vùng viêm loét trên niêm mạc dạ dày, đây được xem là phương pháp chẩn đoán chính xác và rất hiện đại, không gây đau đớn.
  • Sinh thiết mô dạ dày, tức là bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô nhỏ từ dạ dày để đem đi giải phẫu dưới kính hiển vi và tìm ra nguyên nhân gây bệnh.
  • Chụp X-quang hoặc siêu âm bụng tổng quát cũng là một trong những cách chẩn đoán đem lại hiệu quả cao.

Biến chứng và tiên lượng

Qua tìm hiểu những triệu chứng của căn bệnh đau bao tử thì chúng ta cũng đã hiểu được một phần nào mức độ nguy hiểm của bệnh. Khi mắc phải căn bệnh này, ngoài việc cơ thể mệt mỏi, suy nhược, ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng công việc cũng như cuộc sống của người bệnh thì bệnh nhân còn có nguy cơ đối mặt với một số biến chứng nguy hiểm sau:

Bệnh đau dạ dày
Đau dạ dày có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như xuất huyết tiêu hóa nôn ra máu

  • Viêm loét dạ dày tá tràng: Khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương, nếu như không được chữa khỏi thì vi khuẩn sẽ tấn công và xâm nhập sang các bộ phận xung quanh gây viêm loét đặc biệt là dạ dày tá tràng.
  • Hẹp môn vị dạ dày: Đây được xem biến chứng rất dễ gặp đối với các bệnh nhân đau dạ dày. Khi gặp phải tình trạng này người bệnh sẽ có các triệu chứng như đau bụng dữ dội kéo dài và liên tục, dồn dập, tiêu chảy, toát mồ hôi, không còn sức, lờ đờ mệt mỏi.
  • Thủng dạ dày: Đau dạ dày cấp tính nếu như không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến biến chứng thủng dạ dày rất nguy hiểm. Lúc này cần đưa bệnh nhân đi cấp cứu ngay, vì thủng dạ dày có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người.
  • Xuất huyết tiêu hóa: Đây cũng là một trong những biến chứng nguy hiểm nếu như bệnh đau dạ dày không được chữa khỏi, kéo dài dai dẳng. Xuất huyết tiêu hóa tức là máu trong ống tiêu hóa sẽ chảy từ phần thực quản cho tới hậu môn, lúc này người bệnh sẽ đại tiện ra máu, nôn ra máu rất nguy hiểm.
  • Xuất huyết dạ dày: Biến chứng này cũng rất phổ biến đối với bệnh nhân đau dạ dày. Khi lớp niêm mạc bị tổn thương quá mức dẫn đến hiện tượng loét và chảy máu, có nhiều trường hợp chảy máu dữ dội có thể nguy hiểm đến tính mạng.
  • Ung thư dạ dày: Một trong những biến chứng nặng nề nhất của bệnh đau dạ dày đó chính là ung thư dạ dày. Một khi đã bị ung thư dạ dày thì chắc chắn sẽ không thể chữa khỏi và người bệnh sẽ tử vong sau một vài năm phát bệnh.

Khi mắc bệnh lý đau dạ dày nếu được phát hiện sớm, thăm khám, chẩn đoán và có hướng điều trị phù hợp, tích cực thì bệnh có thể được chữa khỏi hoàn toàn. Do đó, ngay khi thấy những dấu hiệu bệnh thì chúng ta nên đi khám ngay, không nên chủ quan có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm khó lường như đã nêu trên.

Điều trị

Sau khi được thăm khám và chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh thì các bác sĩ sẽ dựa vào kết quả cũng như mức độ bệnh, tình trạng sức khỏe bệnh nhân để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Bệnh đau dạ dày
Thuốc chữ Y - Yumangel có tác dụng làm giảm các triệu chứng đau dạ dày nhanh chóng, tại chỗ

Thông thường chữa đau dạ dày, bác sĩ sẽ chỉ định những loại thuốc Tây y sau:

  • Thuốc chữ P - Phosphalugel: Đây là một loại thuốc dạng đường uống, kháng acid, chứa thành phần nhôm photphat có tác dụng làm giảm nồng độ acid trong dạ dày.
  • Thuốc chữ Y - Yumangel: Loại thuốc này có xuất xứ từ Hàn Quốc, có thể uống trực tiếp hoặc uống cùng với nước lọc. Được chỉ định cho các đối tượng trẻ từ 6 tuổi trở lên. Nên uống sau bữa ăn khoảng 2 giờ đồng hồ, sau khi uống các triệu chứng đau bụng vùng thượng vị, ợ chua, ợ hơi sẽ được khắc phục.
  • Thuốc Gastropulgite: Đây cũng là một trong những loại thuốc thuộc nhóm kháng acid, vì vậy được chỉ định cho các trường hợp đau bao tử, rối loạn tá tràng, rối loạn thực quản.
  • Một số thuốc khác: Ngoài những loại thuốc cơ bản nói trên, người bệnh đau dạ dày sẽ được các bác sĩ kê đơn thêm một số loại thuốc khác như: Thuốc trung hòa acid (Tactics, Sodium Bicarbonate), thuốc kháng sinh (Tetracycline, Amoxicillin), thuốc ngăn dịch tiết acid (Famotidin, Omeprazole), thuốc bảo vệ tế bào niêm mạc (Prostaglandin, Oryzanol tablets)...

Lưu ý: Các loại thuốc Tây y điều trị đau dạ dày có tác dụng trực tiếp và làm giảm các triệu chứng nhanh chóng, tại chỗ. Việc sử dụng đơn giản, thuận tiện, nhưng lại có khá nhiều nhược điểm như hiệu quả điều trị tạm thời, sau khi ngưng thuốc có thể bị tái phát lại, lạm dụng thuốc có thể khiến người bệnh gặp nhiều tác dụng phụ không mong muốn.

Ngoài ra để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh nhanh khỏi, không bị tái phát, người bệnh cần: Uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, ăn chín uống sôi, nên ăn đồ ăn mềm, tránh ăn quá no hoặc quá đói, không được uống rượu bia, giữ tâm trạng thoải mái, không nên thức khuya.

Phòng ngừa

Căn bệnh đau dạ dày có thể gặp bất kỳ ở độ tuổi nào và không phân biệt giới tính. Bệnh gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như chất lượng đời sống hàng ngày của người bệnh. Thậm chí một số trường hợp biến chứng nặng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người.

Theo các chuyên gia, đau dạ dày không thể phòng ngừa triệt để, nhưng nếu chúng ta thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học vẫn có thể hạn chế nguy cơ mắc chứng bệnh này. Cụ thể nên thực hiện tốt những điều sau:

Bệnh đau dạ dày
Thực hiện ăn chín uống sôi, chế độ ăn lành mạnh, khoa học để phòng ngừa bệnh đau dạ dày hiệu quả

  • Tạo thói quen ăn uống khoa học bằng cách ăn đúng bữa, không bỏ bữa, ăn chậm rãi, nhai kỹ.
  • Chế độ ăn lành mạnh, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi và các thực phẩm sạch, ăn chín, uống sôi, uống nhiều nước.
  • Hạn chế sử dụng các đồ uống có cồn, thực phẩm gây dị ứng, thức ăn chế biến sẵn nhiều dầu mỡ, bỏ thuốc lá.
  • Thường xuyên tham gia các hoạt động thể dục thể dục thể thao, duy trì cân nặng ổn định, giữ tinh thần luôn thoải mái, tránh stress, căng thẳng, ngủ đúng giờ giấc, hạn chế thức khuya.

Thực hiện tốt những vấn đề nêu đề nêu trên không chỉ phòng ngừa được bệnh đau dạ dày mà còn tạo một lối sống lành mạnh khoa học, đem lại một cơ thể khỏe mạnh, phòng tránh được nhiều chứng bệnh nguy hiểm khác.

Những câu hỏi quan trọng khi gặp bác sĩ

1. Bệnh đau dạ dày có nguy hiểm không? Có thể xảy ra những biến chứng nào?

2. Đau dạ dày có thể chữa khỏi hoàn toàn được không? Chữa trong bao lâu?

3. Bị đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì?

4. Nên làm gì để giảm cơn đau dạ dày ngay tại nhà?

5. Đau dạ dày khi nào cần đi bác sĩ?

6. Đau dạ dày có cần phẫu thuật không?

7. Trẻ nhỏ có bị đau dạ dày hay không?

8. Có loại vacxin nào phòng ngừa bệnh đau dạ dày không?

9. Làm thế nào để phát hiện vi khuẩn HP gây đau dạ dày?

10. Bệnh đau dạ dày có dễ bị ung thư không?

11. Đau dạ dày có lây không?

Đau dạ dày là một trong những căn bệnh về đường tiêu hóa phổ biến nhất hiện nay. Tỷ lệ người mắc bệnh ngày càng có xu hướng tăng cao, bệnh gây ra nhiều quả nặng nề cũng như biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, khi gặp phải các triệu chứng bệnh thì chúng ta đừng quá lo lắng, cần bình tĩnh đến các trung tâm y tế để khám, chẩn đoán chính xác bệnh và đưa ra phương pháp điều trị tích cực, hiệu quả nhất.