chuyên khoa của bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương

Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương

Cập nhật lúc 10:32 - 19/04/2024
4.3/5 - (6 bình chọn)

information Giới thiệu

Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương tọa lạc trên con đường Lý Thường Kiệt được công nhận là bệnh viện Đa khoa hạng I. Trải qua quá trình hình thành và phát triển kéo dài hàng thập kỷ, bệnh viện đang dần dần hoàn thiện về mọi mặt. 

tìm hiểu về bệnh viện Trưng Vương
Bệnh viện (Cấp cứu) Trưng Vương là một trong những bệnh viện có nhiều năm hoạt động và gặt hái được nhiều thành tựu.

I/ Giới thiệu về bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương Tp.HCM

Năm 1963, bệnh viện Trưng Vương được khởi công xây dựng với chuyên môn chính là Sản - Nhi (nhằm chăm sóc sức khỏe cho vợ con của gia đình binh sĩ thuộc chế độ cũ). Đến năm 1975, các khu chức năng như: Dược, Xét nghiệm, Điện tuyến, Nội - Nhi, Nha khoa, Ngoại khoa, Sản khoa và khoa Săn sóc đặc biệt lần lượt được hình thành.

Trải qua 4 giai đoạn phát triển (1975 - 1985, 1986 - 1996, 1997 - 2013, 2014 -  nay), bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương cùng lúc đảm đương tốt 2 nhiệm vụ chính: Trung tâm cấp cứu 115 của thành phố và bệnh viện Đa khoa hạng I trực thuộc Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh.

II/ Thành tựu bệnh viện đạt được

Năm 2003, bệnh viện được Ủy ban nhân dân Thành phố cấp kinh phí đầu tư xây mới khu nhà D để có thể phục vụ cho SEA Games. Từ đó, quy mô của bệnh viện cũng được mở rộng hơn rất nhiều. Cụ thể là đến năm 2009, số giường bệnh đã tăng gần 2.5 lần ở mức ổn định so với lúc mới thành lập.

Về thành tựu y khoa, bệnh viện đã triển khai nhiều kỹ thuật tiên tiến như: Phẫu thuật sọ não, phẫu thuật gan mật bằng nội soi, nội soi tán sỏi thủy lực, phẫu thuật Whipple, phẫu thuật thay khớp, phẫu thuật chỉnh hình cột sống, can thiệp mạch máu não bằng hệ thống DSA v.v...

Bệnh viện rất nhiều lần hoàn thành ở mức xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao, cụ thể là những giải thưởng danh giá sau:

  • Năm 1986, vinh dự được Hội đồng Nhà nước tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Ba.
  • Năm 1998, Chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng Ba.
  • Được Bộ Y tế công nhận là bệnh viện xuất sắc toàn diện trong nhiều năm liền.
  • Năm 2009, Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen cùng nhiều bằng khen của Bộ Y tế.
  • Được Ủy ban nhân Thành phố tặng thưởng cờ thi đua Đơn vị xuất sắc (năm 2003, 2010, 2012).
  • Năm 2013, bệnh viện vinh dự được nhận Huân chương lao động hạng Nhì của Chủ tịch nước.

III/ Đội ngũ bác sĩ của

Bệnh viện có sự duy trì và phát triển nguồn nhân lực từ tổng số nhân viên là 526 người lên thành 1099 cán bộ. Trong đó, các cán bộ có chuyên môn giỏi và có học hàm - học vị Phó giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa, Thạc sĩ là 276 người.

Dưới đây là danh sách các bác sĩ có trong ban lãnh đạo của bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương (cập nhật tháng 3/2019):

Giám đốc, phó giám đốc:

  • Tiến sĩ bác sĩ chuyên khoa II, Thầy thuốc ưu tú Lê Thanh Chiến: Giám đốc bệnh viện.
  • Dược sĩ chuyên khoa I Lê Thị Hồng Lam: Phó giám đốc bệnh viện.
  • Tiến sĩ bác sĩ Lê Nguyễn Quyền: Phó giám đốc bệnh viện.
  • Thạc sĩ bác sĩ Trịnh Đình Thắng: Phó giám đốc bệnh viện.

Các trưởng phòng:

  • Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Thu Vân: Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp.
  • Cử nhân Nguyễn Thị Hồng Nhung: Trưởng phòng Tổ chức cán bộ.
  • Thạc sĩ điều dưỡng Thân Thị Thu Ba: Trưởng phòng Điều dưỡng.
  • Bác sĩ Nguyễn Mạnh Hùng: Trưởng phòng Chỉ đạo tuyến.
  • Kỹ sư Bùi Chí Hùng: Trưởng phòng Vật tư - thiết bị y tế.
  • Cử nhân Trương Quang Mẫn: Trưởng phòng Hành chính quản trị.
  • Cử nhân Hồ Thị Thanh Bình: Trưởng phòng Tài chính kế toán.
  • Cử nhân Huỳnh Thị Lệ Thu: Trưởng phòng Công nghệ thông tin.
  • Bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Thị Thanh Trang: Trưởng phòng Quản lý chất lượng, Phụ trách, Công tác xã hội.

Các trưởng khoa:

  • Bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Ngọc Hớn: Trưởng khoa Khám bệnh.
  • Thạc sĩ bác sĩ Phạm Ngọc Huy Tuấn: Trưởng khoa Cấp cứu.
  • Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thiên Bình: Trưởng khoa Hồi sức tích cực - Chống độc.
  • Bác sĩ chuyên khoa II Từ Quốc Khanh: Trưởng khoa Điều trị theo yêu cầu.
  • Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thiên Hào: Phó trưởng khoa Tim mạch.
  • Bác sĩ chuyên khoa II Hồ Đặng Nghĩa: Trưởng khoa Hô hấp.
  • Bác sĩ chuyên khoa I Bành Tấn Phong: Phó trưởng khoa Tiêu hóa.
  • Thạc sĩ bác sĩ Phan Thanh Hằng: Phó trưởng khoa Thận - Thận nhân tạo.
  • Bác sĩ chuyên khoa II Dương Kim Hương: Trưởng khoa Nội tiết - Tổng hợp.
  • Bác sĩ chuyên khoa II Bùi Trọng Hợp: Trưởng khoa Nhiễm.
  • Thạc sĩ bác sĩ Nguyễn Văn Minh: Trưởng khoa Thần kinh.
  • Thạc sĩ bác sĩ Hồ Thị Đoan Trinh: Trưởng khoa Điều trị đau - Vật lí trị liệu.
  • Thạc sĩ bác sĩ chuyên khoa II Vũ Tiến Quốc Thái: Trưởng khoa Ngoại tổng hợp.
  • Thạc sĩ bác sĩ Trịnh Quốc Minh: Trưởng khoa Ngoại LN - MM - TK.
  • Thạc sĩ bác sĩ Trịnh Hoàng Tín: Phó trưởng khoa Ngoại thận - Tiết niệu.

Cùng 12 bác sĩ có kinh nghiệm khác nắm giữ vị trí trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình, Tạo hình thẩm mỹ, Phụ sản, Phẫu thuật, Tai mũi họng, Mắt, Xét nghiệm, Kiểm soát nhiễm khuẩn, Dược, Dinh dưỡng, Giải phẫu bệnh, Chẩn đoán hình ảnh.

đội ngũ bác sĩ tại bệnh viện Trưng Vương
Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương có hơn 200 y bác sĩ có học hàm - học vị cao.

IV/ Cơ sở vật chất của bệnh viện Trưng Vương

Bệnh viện đã có sự đầu tư đúng mức các loại máy móc hỗ trợ cho công tác khám chữa bệnh, bao gồm một số thiết bị hiện đại như:

  • Máy CT Scanner xoắn ốc.
  • Hệ thống chụp mạch số hóa xóa nền (DSA).
  • Hệ thống chụp cộng hưởng từ (MRI).
  • Chụp X-Quang kỹ thuật số.
  • Máy siêu âm màu 3 chiều.
  • Máy chạy thận nhân tạo.
  • Máy giúp thở cao cấp.
  • Thiết bị phẫu thuật nội soi.
  • Hệ thống xét nghiệm hiện đại.

Bên cạnh đó, bệnh viện cũng đáp ứng được đầy đủ các phòng chức năng đúng theo yêu cầu của Bộ y tế.

V/ Quy trình khám chữa bệnh

Dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương được thực hiện theo các bước không có nhiều sự khác biệt như các cơ sở y tế công lập quy mô lớn khác.

1/ Quy trình khám bệnh đối với bệnh nhân có Bảo hiểm y tế

Bước 1: Lấy số thứ tự (2 cách)

  • Đến bệnh viện để lấy số thứ tự trực tiếp tại quầy lấy số trong khoảng thời gian từ 7h - 11h sáng và 13h - 16h chiều.
  • Gọi đến tổng đài 1080 (trong 48h) để được cấp số thứ tự, hẹn giờ đến khám. Cách này có ưu điểm là rút ngắn thời gian chờ đợi của bệnh nhân.

Bước 2: Đến quầy tiếp nhận bệnh nhân

  • Nộp thẻ BHYT và các giấy tờ tùy thân của người bệnh theo quy định tại các quầy số 16,17,18,19.
  • Riêng quầy số 16 dành riêng cho các đối tượng được ưu tiên theo quy định, bao gồm người già trên 80 tuổi, phụ nữ có thai trên 6 tháng, người tàn tật...
  • Sau khi được cấp số tiếp nhận, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn đến phòng khám.

Bước 3: Gặp bác sĩ

  • Phòng khám sẽ được đánh dấu từ số 8 - 27 theo chuyên khoa.
  • Bệnh nhân nộp sổ khám bệnh tại ô nộp sổ tại mỗi phòng khám và chờ đến khi số thứ tự của mình được gọi lên.
  • Sau khi gặp bác sĩ, bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng thuốc, hoặc thực hiện các xét nghiệm. Trường hợp cần theo dõi, bác sĩ sẽ cấp giấy nhập viện.

Bước 4: Các trường hợp sau khi khám bệnh

  • Bác sĩ chỉ định dùng thuốc: Người bệnh mang sổ khám bệnh và đơn thuốc đến quầy số 13, 14, 15 để thanh toán viện phí. Sau đó nhận lại thẻ BHYT, sổ khám bệnh tại quầy số 16. Thuốc sẽ được nhận ở quầy số 12.
  • Bác sĩ yêu cầu thực hiện các xét nghiệm lâm sàng: Các phòng này được đánh dấu khá rõ ràng, bao gồm phòng Đo điện tim số 15, phòng Chụp X-Quang số 29, phòng Siêu âm tim mạch số 36, phòng Siêu âm tổng quát số 35, phòng Nội soi số 32 và 33, phòng Xét nghiệm số 38. Ngay sau khi có kết quả, bệnh nhân trở lại phòng khám bệnh để bác sĩ chẩn đoán.
  • Bác sĩ chỉ định nhập viện: Trong thời gian chờ đợi hồ sơ nhập viện được hoàn tất, bạn đóng tiền tạm ứng (khoảng 2 triệu đến 3 triệu).

2/ Quy trình khám bệnh đối với bệnh nhân không có Bảo hiểm y tế

  • Bước 1: Bệnh nhân đến khu khám bệnh, mua sổ khám bệnh (nếu có sổ rồi thì không cần mua) và đăng ký khám bệnh ngay tại quầy số 1.
  • Bước 2: Đến quầy thu ngân đóng tiền khám, nhận lại biên lai đóng tiền.
  • Bước 3: Đến phòng khám, nộp sổ và chờ để được gọi tên.
  • Bước 4: Đóng tiền thuốc và làm theo các xét nghiệm khác của bác sĩ nếu cần thiết.
  • Bước 5: Đưa kết quả xét nghiệm cho bác sĩ.
  • Bước 6: Đến quầy thuốc để lấy thuốc hoặc nhập viện (nếu bác sĩ yêu cầu).

Ngoài ra, người bệnh có thể đăng kí khám bệnh qua tổng đài của bệnh viện để có thể chủ động trong việc khám bệnh theo nhu cầu và tiết kiệm được thời gian. Bệnh viện Trưng Vương đã cho triển khai dịch vụ đăng ký khám bệnh qua tổng đài số 1900 75 75 55, giá cước là 3000 vnđ/phút.

VI/ Chuyên khoa

Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương có đầy đủ các chuyên khoa Lâm sàng và Cận lâm sàng, cụ thể như sau:

  • Khoa Lâm sàng: Cấp cứu, Hồi sức tích cực - Chống độc, Điều trị theo yêu cầu, Tim mạch, Thận - Thận nhân tạo, Nội tiết - Tổng hợp, Chấn thương chỉnh hình, Phẫu thuật - Gây mê hồi sức...
  • Khoa Cận lâm sàng: Chẩn đoán hình ảnh, Đơn vị DSA, Giải phẫu bệnh, Kiểm soát nhiễm khuẩn, Dược, Dinh dưỡng.

chuyên khoa của bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương
Bệnh viện có đầy đủ các phòng ban, khoa khám bệnh theo yêu cầu của Bộ y tế.

VII/ Bảng giá dịch vụ y tế của bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương Tp.HCM

Dưới đây là bảng giá (tham khảo) của các dịch vụ y tế phổ biến tại bệnh viện Trưng Vương thành phố Hồ Chí Minh:

Dịch vụ y tế Chi phí (vnđ)
Siêu âm 35.000
Siêu âm Doppler màu tim 4D (3D REAL TIME) 315.000
Siêu âm Doppler màu tim/mạch máu qua thực quản 578.000
Chụp CT Scanner 32 dãy (bao gồm thuốc cản quang) 870.000
Chụp và can thiệp mạch chủ bụng, mạch chi dưới DSA 7.013.000
Chụp X-quang số hóa 2 phim 71.000
Chụp tử cung – vòi trứng bằng số hóa 259.000
Chụp thực quản có uống thuốc cản quang số hóa 132.000
Chụp khung đại tràng có thuốc cản quang số hóa 166.000
Thụt tháo phân 34.000
Chọc hút tế bào tuyến giáp 63.000
Chọc dò màng bụng hoặc màng phổi 82.000
Chọc rửa màng phổi 111.000

VIII/ Thời gian làm việc

Cũng như các bệnh viện trực thuộc Bộ y tế, bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương hoạt động theo giờ hành chính với khung giờ cụ thể như sau:

  • Ngày làm việc: Thứ 2 - thứ 7.
  • Giờ làm việc: Sáng từ 7h00 - 11h30, chiều từ 13h00 - 16h30.
  • Thứ 7 làm việc từ: 7h00 - 12h00.

Bệnh viện nghỉ ngày Chủ nhật và các ngày lễ, Tết theo quy định của Nhà nước.

IX/ Thông tin liên hệ với bệnh viện

Bệnh nhân và thân nhân có thể liên hệ với bệnh viện Trưng Vương bằng các cổng thông tin dưới đây. Để đến được bệnh viện, bạn có thể sử dụng phương tiện cá nhân hoặc phương tiện công cộng đều rất thuận tiện.

  • Địa chỉ: Số 266, đường Lý Thường Kiệt, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.
  • Số điện thoại: (028) 54484949 - (028) 38656744
  • Hộp thư điện tử của bệnh viện: bv.cctv@tphcm.gov.vn
  • Hộp thư của Tổ tư vấn và chăm sóc khách hàng: tuvan@bvtrungvuong.vn
  • Hộp thư của phòng Quản lý chất lượng: qlcl@bvtrungvuong.vn
  • Fax: (028) 38650687 - (028) 38656744.
  • Website: http://bvtrungvuong.vn

Hy vọng những thông tin về bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương đã giúp cho bạn có một cái nhìn tổng quan hơn, chủ động hơn trong việc khám chữa bệnh. Mọi thắc mắc phát sinh bạn vui lòng gọi đến số điện thoại hoặc gửi thư vào email đã được cung cấp ở trên.

information Dịch vụ nổi bật

doctor Chuyên gia


image Hình ảnh cơ sở

map Bản đồ

Cơ sở liên quan