Bệnh nổi mề đay nên ăn gì, kiêng gì? 7 thực phẩm vàng

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Đa số những người mắc bệnh mề đay thường liên quan đến việc dị ứng với thực phẩm. Chính vì vậy, người bệnh cần có một chế độ ăn uống hợp lý để không làm các triệu chứng thêm trầm trọng. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp những loại thực phẩm dễ gây khởi phát tình trạng mề đay mà người bệnh cần tránh xa, đồng thời hướng dẫn cách điều trị bệnh tốt nhất từ thảo dược.

Bị bệnh nổi mề đay nên ăn gì?

Một vài loại thực phẩm có thể hạn chế các triệu chứng của bệnh mề đay và giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, thực phẩm không thể điều trị mề đay một cách triệt để.

Phóng sự về công tác điều trị mề đay bằng YHCT do VTV2 đăng tải phỏng vấn bệnh nhân khỏi bệnh tại Trung tâm Thuốc dân tộc. [Tham khảo ngay]
mề đay nên ăn gì và kiêng ăn gì
Ngoài việc điều trị bằng thuốc, người bệnh mề đay cần có một chế độ ăn uống khoa học

1. Táo

Bạn có biết, mỗi ngày ăn một quả táo sẽ giúp bạn tránh xa bác sĩ? Bạn cũng nên biết, táo có thể chống lại các phản ứng dị ứng và hạn chế khó chịu do mề đay gây ra.

Trong táo có chứa quercetin bioflavonoid có thể giúp cơ thể chống lại các phản ứng dị ứng bao gồm các dấu hiệu liên quan đến mề đay. Quercetin hoạt động bằng cách ổn định các tế bào chứa histamine để chống lại các phản ứng gây ngứa.

Bạn có thể ăn táo như món tráng miệng hoặc trộn salad cùng với một vài loại trái cây mà bạn yêu thích.

2. Hạt lanh

Hạt lanh có thể mang lại cho bạn những lợi ích sức khỏe tuyệt vời, với điều kiện bạn không dị ứng với các họ thực vật Linaceae hoặc Linum. Cả hạt lanh và dầu hạt lanh đều là nguồn omega-3 gốc thực vật tốt nhất có thể giúp bạn hạn chế tình trạng mề đay.

Hạt lanh và dầu hạt lanh cũng được sử dụng để điều trị một số bệnh thông thường khác, bao gồm táo bón, bệnh tim hay đau khớp.

3. Bồ công anh

Bồ công anh có thể mang đến cho bạn một lượng chất dinh dưỡng để chống lại các triệu chứng dị ứng. Lá bồ công anh cũng là một nguồn vitamin C và E tự nhiên rất tốt. Tuy nhiên, vị của chúng khá đắng.

Bạn có thể sử dụng lá bồ công anh tươi để trộn salad hoặc chế biến nó thành trà thảo dược. Còn nếu bạn không thể chịu được vị đắng nồng đậm của bồ công anh, bạn có thể tìm kiếm thực phẩm bổ sung ở cửa hàng y tế.

4. Nghệ

mề đay nên ăn nghệ
Nghệ được cho là một chất viêm tự nhiên và rất tốt để sử dụng cho người bệnh mề đay

Củ nghệ được sử dụng trọng y học ở Trung Quốc từ rất nhiều thế kỷ trước bởi lợi ích đối với sức khỏe. Nghệ được chứng minh là có khả năng chống viêm mạnh mẽ, đó là lí do vì sao nó được sử dụng để hạn chế dấu hiệu phát ban và mề đay.

Bạn có thể thêm nghệ hoặc bột nghệ vào công thức nấu ăn hàng ngày để tăng thêm hương vị cho món ăn.

5. Tỏi

Từ rất lâu, tỏi được sử dụng như một phương thuốc để điều trị nhiều căn bệnh khác nhau. Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy tỏi có khả năng làm giảm nguy cơ ung thư và duy trì sức khỏe tim mạch.

Tỏi cũng có tác dụng trong việc làm giảm các triệu chứng phát ban do ức chế các hoạt động của một số enzym gây ra. Ngoài ra, tỏi tươi còn là ngồn cung cấp vitamin C và selen để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

6. Khoai lang

mề đay nên ăn khoai lang
Khoai lang là một trong các thực phẩm ít gây dị ứng nhất

Khoai lang là nguồn cung cấp vitamin C và một số protein có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ. Khoai lang là một chất bổ sung tuyệt vời cho chế độ ăn uống của bạn khi bạn bị nổi mề đay, vì chúng là một trong các loại thực phẩm ít gây dị ứng nhất.

7. Mù tạt xanh

Mù tạt xanh giàu chất chống oxy hóa và chất dinh dưỡng, do đó nó là một trong những loại thức ăn tốt nhất khi bạn bị mề đay. Mù tạt xanh được xem là một trong những nguồn beta carotene tốt nhất và cung cấp một lương vitamin C và E cho cơ thể người.

Các chất dinh dưỡng có trong rau mù tạt xanh có thể giúp cơ thể loại bỏ các gốc tự do, chống viêm và phá vỡ histamine.

Các loại thực phẩm cần kiêng khi bị mề đay

Mặc dù hiện tại một số loại thuốc có khả năng hạn chế các dấu hiệu của bệnh mề đay như thuốc histamine. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống để không làm bệnh nặng hơn. Các thực phẩm chế biến sẵn hoặc chứa chất bảo quản khiến cho các triệu chứng mề đay thêm trầm trọng. Ngoài ra, một số thực phẩm tự nhiên cũng có thể chứa các hợp chất gây dị ứng nổi mề đay mà bạn cần tránh, bao gồm:

1. Phô mai

Phô mai là một nguồn amin, phô mai càng ngon thì hàm lượng amin của nó càng cao. Amin trong phô mai có thể gây ra nhiều phản ứng trong cơ thể và khiến bạn cảm thấy ngứa ngáy.

Bạn có thể sử dụng một ít phô mai tươi nếu thích. Tuy nhiên không sử dụng phô mai lâu năm ví dụ như phô mai xanh.

2. Cà chua

Cà chua rất giàu salicylat, amin và glutamte. Đây là hóa chất có thể kích hoạt mề đay mạn tính ở những người có cơ địa nhạy cảm. Tránh sử dụng cà chua tươi cũng như bất kỳ sản phẩm chứa cà chua nào khác ví dụ như sốt cà chua hoặc súp.

3. Mật ong

Mật ong là một nguồn salicylate dồi dào khác. Do đó, không nên sử dụng mật ong để làm ngọt các món ăn nếu bạn bị mề đay. Bánh ngọt, các loại chè có thành phần là mật ong, người bị mề đay cũng cần tránh.

Ngoài ra đường thô và mật rỉ cũng cần phải tránh. Bạn có thể sử dụng đường thông thường làm từ mía hay siro trái cây.

4. Thịt ba rọi

mề đay không nên ăn ba rọi
Thịt ba rọi chứa hàm lượng amin khá cao và nó sẽ khiến cho tình trạng mề đay thêm trầm trọng

Không ăn thịt xông khói, xúc xích hoặc thịt nguội nếu bạn đang muốn kiểm soát tình trạng mề đay của mình. Thịt ba rọi được cho là có hàm lượng amin, salicylat bà glutamate khá cao và nó không thích hợp sử dụng cho người bệnh mề đay.

Tuy nhiên, hãy nói chuyện với chuyên gia để cân bằng chế độ dinh dưỡng của bạn. Trong một vài trường hợp, một lượng nhỏ thịt ba rọi sẽ không gây ra tình trạng quá nghiêm trọng.

5. Các loại thảo mộc

Tất cả các loại thảo mộc có tinh dầu mạnh bao gồm cả húng quế, húng tây, cần thơm, bạc hà và hương thảo đều là nguồn salicylate phong phú. Hãy đọc kỹ danh sách thành phần thực phẩm trước khi sử dụng. Bởi vì hầu hết các loại thực phẩm chế biến hoặc đóng gói đều chứa các loại thảo mộc khô và chúng có thể khiến tình trạng mề đay thêm trầm trọng.

6. Quả mọng

Nhiều loại trái cây rất giàu salicylate có thể khiến cho bệnh mề đay của bạn chuyển biến nặng. Các loại quả mọng bao gồm dâu tây, việt quất, quả mâm xôi và quả nam việt quất. Thỉnh thoảng bạn cũng có thể sử dụng một vài quả mọng nhưng khả năng dị ứng còn tùy thuộc vào cơ địa của từng người.

Nói chung mề đay là một căn bệnh mạn tính và nó có thể bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài môi trường. Thức ăn và nước uống mà chúng ta đưa vào trong cơ thể cũng có thể kích hoạt bệnh mề đay. Do đó, chế độ ăn uống có thể góp phần vào việc điều trị hoặc làm bộc phát bệnh. Người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học và đầy đủ chất dinh dưỡng.

Tuy nhiên, nếu sau một thời gian áp dụng kiêng khem mà bệnh mề đay vẫn kéo dài dai dẳng, không được cải thiện, người bệnh cần tìm đến các giải pháp điều trị chuyên sâu để dứt điểm bệnh, phòng tránh những biến chứng có thể xảy ra.

Bài thuốc TIÊU BAN GIẢI ĐỘC THANG – Giải pháp điều trị DỨT ĐIỂM nổi mề đay từ thảo dược

Tiêu ban giải độc thang là bài thuốc chữa mề đay an toàn từ 38 thảo dược tự nhiên được nghiên cứu và hoàn thiện bởi đội ngũ bác sĩ đầu ngành tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc. Bài thuốc kế thừa công thức chữa ngứa da của người Mường – Hòa Bình cùng hàng chục phương thuốc cổ khác. Vận dụng nguyên tắc trị bệnh mề đay của Y học cổ truyền, kiến thức Y học hiện đại và nhiều nghiên cứu chuyên sâu, bài thuốc Tiêu ban giải độc thang đã được hoàn thiện và trở thành giải pháp điều trị an toàn, chấm dứt ngứa rát trên da, phòng ngừa biến chứng.

Tiêu ban Giải độc thang sở hữu cơ chế tác động kép vừa điều trị vừa tăng cường đề kháng, chống tái phát 

Bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang sở hữu công thức tác động kép gồm 2 nhóm thuốc GIẢI ĐỘC HOÀN (Thuốc điều trị), BÌNH CAN HOÀN (Thuốc bổ), đem đến cơ chế tác động đa chiều, giải quyết từ gốc đến ngọn, ngăn ngừa tái phát toàn diện. Người bệnh sẽ cảm nhận được những tác dụng mà bài thuốc đem lại:

  • Thanh nhiệt, giải độc, khu phong, trừ tà, hóa ứ, loại bỏ nguyên nhân gốc rễ gây mề đay, mẩn ngứa, dị ứng và các triệu chứng ngứa rát, khó chịu. 
  • Bổ gan, tăng cường chức năng gan, mát gan, thông mật, bổ huyết, dưỡng huyết, điều hòa khí huyết.
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường miễn dịch giúp ổn định cơ địa, chống dị ứng, ngăn chặn mề đay tái phát lâu dài.

Bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang của Trung tâm Thuốc dân tộc được VTV2 lựa chọn đưa tin

Tiêu ban Giải độc thang là bài thuốc ĐẦU TIÊN hòa quyện tinh hoa 38 vị thuốc Nam tốt nhất

Tiêu ban Giải độc thang nổi bật là bài thuốc trị mề đay đầu tiên phối hợp 38 vị thuốc Nam thanh nhiệt, giải độc, chữa lành tổn thương da tốt nhất. Một số vị chủ dược chính phải kể đến bao gồm: Phòng phong, Xuyên khung, Bồ công anh, Kim ngân cành, Đơn đỏ, Ké đầu ngựa, Ngải cứu, Cúc tần… Đặc biệt, Tiêu ban giải độc thang còn sở hữu nhiều bí dược của người Mường dùng điều trị mề đay, mẩn ngứa, làm nên điểm khác biệt cho bài thuốc. Nhờ sở hữu vùng trồng dược liệu sạch đạt chuẩn GACP-WHO, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc CAM KẾT sử dụng nguồn nguyên liệu đạt chất lượng cao về dược tính và mức độ an toàn. 

XEM THÊM: Ưu điểm giúp bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang dứt điểm mề đay không tái phát

Thống kê cho thấy trên 95% người bệnh dứt điểm mề đay sau 1 – 3 tháng sử dụng bài thuốc Tiêu ban giải độc thang, không tái phát sau 3 năm. Rất nhiều người bệnh gửi phản hồi tích cực về cho Trung tâm.

Hiệu quả thực tế của bài thuốc được VTV2 ghi nhận

XEM NGAY: Review thực tế hiệu quả bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang từ người bệnh

Nhờ những ưu điểm trên, Tiêu ban giải độc thang được VTV2 đưa tin là bài thuốc điều trị mề đay an toàn, hiệu quả nhất hiện nay. 

Xem lại phóng sự VTV2 về bài thuốc Tiêu ban giải độc thang qua Video sau:

Bạn đọc muốn tìm hiểu về bài thuốc Tiêu ban giải độc thang cũng như phác đồ điều trị mề đay tại Trung tâm Thuốc dân tộc vui lòng liên hệ ngay cho chúng tôi.

GỌI NGAY HOTLINE 0388 778 986 HOẶC ĐẶT LỊCH KHÁM TRỰC TIẾP VÀ ONLINE TẠI ĐÂY

Bài viết nên đọc: 

Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, Thuocdantoc.vn không đưa ra lời khuyên hay phương pháp điều trị thay cho bác sĩ chuyên môn.

Tin bài liên quan

Bạn Nghiêm Huyền Linh (25 tuổi) Hà Nội đã khỏi hẳn bệnh mề đay, mẩn ngứa chỉ sau 1 tháng sử dụng bài thuốc thảo dược Tiêu ban Giải độc thang. [Xem ngay]
Bệnh nổi mề đay khi trời lạnh

Bệnh nổi mề đay khi trời lạnh và cách khắc phục

Tình trạng nổi mề đay khi trời lạnh xuất hiện khi cơ thể bị dị ứng với điều kiện thời...

Bị nổi mề đay làm sao nhanh hết ngứa?

Ngứa ngáy là triệu chứng thường gặp khi bị nổi mề đay. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và...

Khỏi hẳn mề đay chỉ sau 1 liệu trình nhờ bài thuốc đặc trị của Trung tâm Thuốc dân tộc

Sinh con được 3 ngày, chị Đỗ Thị Ngọc (38 tuổi – Phú Thọ) bắt đầu xuất hiện tình trạng...

Bệnh mề đay vật lý: Thông tin cần biết và cách điều trị

Bệnh mề đay vật lý là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Mề đay vật lý là một dạng của mề đay, xảy ra khi da bị phát ban do sự tác...

Mề đay mãn tính và cách điều trị

Mề đay mãn tính là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Mề đay mãn tính là tình trạng nổi mề đay kéo dài trên 6 tuần, tái phát thường xuyên và...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.